<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Điện ảnh được chia ra: phim truyện, phim thời sự (theo tính thẩm mỹ và tính thông tin). Điện ảnh có thể chia theo phương diện kỹ thuật như: phim trắng đen, phim màu, phim màn ảnh hẹp, phim màn ảnh rộng, điện ảnh toàn cảnh, v.v…Riêng các thể loại còn chia theo đề tài, chủ đề như: Phim truyện có: phim lịch sử, phim “đời thường” (về cuộc đời đang diễn ra), phim bi kịch, phim trinh thám, phim kinh dị, v.v…

Điện ảnh còn có những thể loại độc đáo như phim hoạt hình, phim búp bê. Hai thể loại này đều dựa trên nghệ thuât tạo hình (tạo hình hội hoạ, và tạo hình con rối) được kết hợp với kỹ thuật quay và kỹ thuật diễn.

Điện ảnh là một nghệ thuật hấp dẫn và phổ biến nhất, sức tiệu thụ của xã hội cũng cao nhất. Đặc biệt khi kỹ thuật Tivi và Video ra đời, nó tạo điều kiện cho khán giả thưởng thức rất tiện lợi các thành tựu của điện ảnh.

Văn học:

Trong số các loại hình nghệ thuật, văn học là một nghệ thuật khó định nghĩa nhất. Cũng vì văn học có vai trò rất lớn trong xã hội nên các nhà nghệ thuật học đã tách văn học thành một lĩnh vực riêng, người ta thường nói “văn học” và “nghệ thuật”. Như vậy, bảy nghệ thuật gộp chung lại còn văn học được “sánh vai” với cả bảy nghệ thuật đó.

Sự phân chia như trên quả là có lý. Bời vì rất nhiều người không làm nhạc,diễn kịch, vẽ tranh, nhảy múa, v.v…nhưng ai cũng có lúc làm văn học: cụ già kể chuyện cổ tích cho cháu nghe. Cháu bé mô tả lại câu chuyện của bà mới kể tối qua cho bạn mình nghe. Vào trường các em phải học hai môn đầu tiên là văn và toán, v.v…

Như vậy, văn học thấm vào tất cả cuộc đời. Hơn thế các loại hình nghệ thuật đều phải có “chất văn”. Muốn dựng phim hay, trước hết phải có kịch bản phim hấp dẫn. Muốn diễn kịch phải có kịch bản văn học hay. Muốn có chủ đề sâu sắc, có tính triết luận cao như tác phẩm “thần tự do trên chiến luỹ”, hoạ sỹ Đờlacroa đã dựa vào văn học của Vichtô Huygô. Để có họa phẩm như bức thần vệ nữ và thần sao hoả, danh hoạ Giooc Giôn đã dựa vào thần thoại Hy Lạp cổ đại, v.v… Ngay nhạc không lời của bản giao hưởng số 3 của Bêttoven, bản giao hưởng số 6 của Traicôpxki, v.v… đều có chất “văn ngầm” ở bên trong. Không có “chất văn” làm nền, không một nghệ thuật nào có thể tồn tại được.

Thời cổ Phường Đông, các nhà nho cho rằng, Văn là để tải đạo “Văn dĩ tải đạo”; thơ để nói đến cái chí “thi dĩ ngôn chí”.

Đến Nguyễn Đình Chiểu đã có một quan niệm mới về văn học. Cụ cho rằng, Văn để tải đạo, nhưng văn còn để vạch mặt bọn gian ác, tay sai cho giặc:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khảm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Các nhà thơ lãng mạn chạy theo quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” nên đã xa rời thực tại:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

Hoặc ví mình như một thứ chim lạ:

“Tôi là con chim

Đến từ núi lạ

Ngứa cổ hót chơi

Yêu tự nhiên nào biết sao ca

Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín

Khúc huy hoàng không giúp nở hoa

Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy…”

(Xuân Diệu – Gửi hương cho gió)

Như thế, theo các nhà lãng mạn, họ là “đặc sản” của trời; nếu con tằm phải nhả tơ, con ong phải làm mật, thì thi sĩ phải “réo rắt” thế thôi.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Đại cương mỹ học - mác lê nin. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10868/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?

Ask