<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Nhân dân Việt Nam ta đã đối diện với những thế lực hùng mạnh nhất vì chính nghĩa, các xung đột bi kịch mà chúng ta phản ánh trong nghệ thuật sẽ làm sáng tỏ cái bi kịch lạc quan ấy và đặt ra những vấn đề bức thiết về số phận con người.
a. Bản chất thẩm mỹ của cái hài
Thời Hy Lạp cổ đại, Platôn khi xem xét cái hài đối lập với sự nghiêm túc, ông nhận định rằng hai mặt đối lập nhau cùng tồn tại. Platôn cũng cho rằng cái hài là một phương tiện cần thiết để nhận thức được cái nghiệm túc; cái nghiêm túc chỉ có thể nhận thức được nếu có cái khôi hài. Về phương diện xã hội, ông đã nhận thấy được vai trò của cái hài là một phương tiện hữu hiệu để đòi dân chủ, là vũ khí để người dưới công kích kẻ trên, người thường chế nhạo thần thánh.
Arixtốt cho hài kịch là cái bắt chước cái xấu nhưng không phải toàn bộ sự xấu xa, bỉ ổi mà chỉ là một sai lầm, một sự kỳ quặc nào đó. Ông đòi hỏi các nghệ sĩ khi bắt chước cái xấu không được quá đà vì cái mặt nạ khôi hài là cái mặt xấu và méo mó “nhưng không đau đớn”.
Kant xét cái hài trong tương quan giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Ông nhìn thấy cái hài có chức năng là huỷ bỏ, phá vỡ những ảo tưởng về khách thể. Kant nhận định: “Cái cười là hiệu quả của sự biến hoá bất thần, sự chờ đợi căng thẳng thành cái chẳng có ý nghĩa gì”
Hêghen đặt cái hài vào trong mâu thuẫn giữa cái có ý nghĩa, chân thực, đúng đắn với sự trống rỗng, hời hợt bề ngoài, sự sai lệch hoặc là khi cái mục đích vô nghĩa lại được theo đuổi với cái vẻ hết sức nghiêm túc.
Đối tượng của hài kịch Hêghen có thể là một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi cái mục tiêu nhỏ bé và vô nghĩa được theo đuổi với cái vẻ bề ngoài rất nghiêm trang và với những thủ pháp phức tạp.
Thứ hai, mục đích cao, tham vọng lớn mà bản thân lại là những công cị hèn kém.
Thứ ba, những điều rắc rối vừa đa dạng vừa kỳ quặc thường tạo nên thế tương phản giữa mục đích và việc thực hiện mục đích, giữa cái tính chất thâm trầm và việc biểu hiện bên ngoài.
Hêghen quan tâm nhiều đến các thủ pháp. Một dạng biểu hiện của cái hài là châm biếm được ông xem là sự đổ vỡ của lý tưởng. Hêghen phát hiện và lý giải một cách đúng đắn tính lịch sử của cái hài khi cho rằng chỉ vào những thời điểm nhất định của lịch sử mới có những kiệt tác hài kịch.
Trécnexépxki cho rằng, cái hài nảy sinh khi có mâu thuẫn giữa sự trống rỗng bên trong và khuếch đại bên ngoài. Ông khẳng định ý nghĩa giáo dục của hài kịch “khi cười nhạo cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó”.
Mỹ học Mác – Lênin xác định cơ sở khách quan của cái hài là sự thống nhất giữa phẩm chất bên trong của hiện tượng hài và sự thể hiện bề ngoài của nó, là sự không phù hợp giữa một sự vật, hiện tượng nào đó với môi trường, với xu thế vận động của ngoại cảnh.
Do kiểu vi phạm vào các chuẩn mực của đời thường và xu thế vận động của ngoại cảnh của xã hôi loài người, các khách thể đáng cười có thể nằm trong các dạng cơ bản như sau:
Dạng hài lịch sử - xã hội có cơ sở là mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển của tiến bộ xã hội, của các lực lượng cách mạng với các lực lượng xã hội lạc hậu đã hết vai trò lịch sử và đang cản trở bước tiến của xã hội nhưng cố chứng tỏ vai trò “cần thiết”, “quan trọng” của mình.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?