<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được coi là biểu hiện của cái cao cả phải có quy mô và sức mạnh phi thường, lại phải có một khoảng cách tương đối gần đối với chủ thể thẩm mỹ. Thiên nhiên vô cùng tận, tính chất vĩnh hằng, bất diệt của nó là biểu hiện một cách tập trung nhất của cái cao cả trong tự nhiên, mặc dù vậy nó đã được người hoá, nó bộc lộ ở một trình độ nhất định những phẩm chất người.
Trong xã hội, cái cao cả được biểu hiện ra ở các giai cấp khi nó đại diện cho sự phát triển của xã hội, ở các cuộc cách mạng thay đổi một cách căn bản trật tự xã hội, tạo bước ngoặt cho sự phát triển mạnh mẽ tiếp theo sau và cuối cùng, cái cao cả trong xã hôi biểu hiện ra ở các vĩ nhân, danh nhân với sự đóng góp lớn lao của họ vì sự tiến bộ của xã hôi loài người.
Cái cao cả được thể hiện ra trong nghệ thuật thông thường qua các hình thức điển hình như tính đồ sộ, hoành tráng. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại lấy hình tượng thần Zớt làm biểu tượng cho cái vĩ đại, cao cả. Các kim tự tháp Ai Cập gây cảm giác về sự vĩ đại của Pharaôn bằng cách trấn áp tinh thần các nhân cách khác. Các công trình kiến trúc thời Trung cổ bằng các tường cột vươn thẳng lên trời tạo sự liên tưởng về sự liên hệ giữa các khát vọng trần thế với đấng tối cao. Còn bản thân các tác phẩm nghệ thuật có thể coi là biểu hiện của cái cao cả nếu như sự sáng tạo nó đạt đến độ hoàn mỹ tối đa về mọi phương diện nghệ thuật. Có thể kể đến một số kỳ quan trong kiến trúc cổ đại: kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon, đền thờ thần, Hải đăng Alêchxanđria; các tác phẩm của Hômer, Xecvantéc, Sêchxpia, Môlie, Rãin, Coócnây, Sille, Hainơ, Puskin, Bazăc, Huygô, Léptônxtôi. Một số tác phẩm còn lưu giữ được của Leôna đơ Vãnhi, Mikenlăng Zêrô, Raphaen. Một số tác phẩm chính của Haiđơn, Môzart, Béthôven, được coi là mẫu mực cao cả muôn đời.
Theo từ điển triết học: “chủ thể là con người, cá nhân, nhóm người,giai cấp, tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.
Còn chủ thể thẩm mỹ là phương diện thứ hai của của quan hệ thẩm mỹ, đó chính là con người xã hội, các tập đoàn xã hội các hoạt động người trong hoạt động thưởng thức, đánh giá, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.
Để trở thành chủ thể thẩm mỹ, thông thường chủ thể xã hội phải vượt qua trạng thái thực dụng, những nhu cầu thực dụng trực tiếp, câp bách, con người đang đấu tranh giành giật sinh tử thì không quan hệ với hiện thực với tư cách là chủ thể thẩm mỹ.
Tuy nhiên, việc phân định chủ thể thẩm mỹ với khách thể thẩm mỹ chỉ là tương đối, trong những tình thái, những quan hệ nhất định. Ngoài các hình thái và quan hệ ấy, sự phân vai này sẽ buộc phải thay đổi.
a. Ý thức thẩm mỹ
Có nhiều quan niệm khác nhau về ý thức thẩm mỹ: xu hướng bản thể luận coi ý thức thẩm mỹ là phản ánh bản thân tồn tại theo những nguyên tắc chung, xu hướng nhận thức luận lại coi ý thức thẩm mỹ là một thuộc tính của ý thức con người. Mỹ học Mác – Lênin xác định ý thức thẩm mỹ là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội dưới góc độ thẩm mỹ.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?