<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Mặc dù ở các mức độ nhất định, tri thức lý tính luôn luôn chi phối tri thức cảm tính, nhưng thông thường kết quả của đánh giá thẩm mỹ phần lớn do yếu tố cảm tính trực tiếp quyết định.

Tính chất thứ ba là tính tình cảm. Tình cảm giữ vai trò động lực trong quan hệ thẩm mỹ, trong các hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ và nó đặc biệt quan trọng đối với sáng tạo nghệ thuật, hoạt động thẩm mỹ ở trình độ cao nhất của chủ thể thẩm mỹ. Tình cảm là sự hệ thống và liên kết những cảm xúc, những rung động trực tiếp cụ thể khi phản ánh cuộc sống. Ngoài ba tính chất cơ bản nói trên người ta còn có thể nói đến một số tính chất khác như tính thời đại, tính dân tộc, tính giai cấp, tính cá nhân … Nhưng xét đến cùng chúng cũng chỉ là hệ quả phát sinh của ba tính chất cơ bản đã nêu.

Khách thể thẩm mỹ

Các hiện tượng thẩm mỹ

Trong mỹ học Mác – Lênin đã từng tồn tại hai quan niệm đối lập nhau về bản chất của các hiện tượng thẩm mỹ: quan niệm của những người “duy tự nhiên“ cho những phẩm chất, các thuộc tính tự nhiên của các sự vật, hiện tượng giữ vai trò quyết định các sự vật hiện tượng ấy là hiện tượng thẩm mỹ. Ngược lại, quan niệm của những người “duy xã hội” lại xem vai trò quyết định là ở những nhận định của xã hội trong quá trình hoạt động thực tiễn đã đi đến “người hoá” những tính chất của các sự vật, các giá trị thẩm mỹ.

Để tránh những cực đoan ấy, một mặt cần xác nhận những cơ sở khách quan của các hiện tượng thẩm mỹ: đó là những kết cấu hình thức – nội dung, là màu sắc dáng vẻ, là mức độ hài hoà tương xứng giữa các bộ phận trong một chỉnh thể với nhau và chính sự vật trong tính chỉnh thể của nó với môi trường xung quanh.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, hiện tượng vẫn chưa xuất hiện với tư cách là các hiện tượng thẩm mỹ, vì vậy phải đi đến xem xét cơ sở chủ quan của các hiện tượng thẩm mỹ. Trong hoạt động của con người có ý thức nhằm đồng hoá thực tại biến thực tại, giới tự nhiên từ bỏ chỗ “tự nó” thành “cho ta” các thuộc tính như màu sắc, dáng vẻ, sự tương xứng … làm cho con người rung cảm, những rung cảm này không bắt nguồn trực tiếp từ sinh lý của con người chính khi đó các sự vật hiện tượng nói trên mới bộc lộ với tư cách là các hiện tượng thẩm mỹ. Như vậy, cơ sở của các hiện tượng thẩm mỹ là sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, giữa các phẩm chất thuộc về các sự vật hiện tượng khách quan và những rung cảm của chủ thể khi thưởng ngoạn các thuộc tính thẩm mỹ ấy.

Các hiện tưởng thẩm mỹ xuất hiện trong cuộc sống rất đa dạng. Sự đa dạng ấy được thể hiện ở hai phương diện: Thứ nhất, bản thân các sự vật, hiện tượng có chứa đựng giá trị thẩm mỹ trong quan hệ với con người thực sự phong phú; Thứ hai, các trạng thái rung cảm ở con người phức tạp và không giống nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau. Nhưng các hiện tượng thẩm mỹ không chỉ đa dạng mà còn thống nhất, chúng được xếp theo các xu hướng khác nhau, tùy thuộc vào giá trị thẩm mỹ mà chúng bộc lộ ra đối với chủ thể thẩm mỹ. Song dù cá thể có phức tạp đến mấy vẫn tồn tại sự tương đồng nhất định giữa các chủ thể thẩm mỹ với nhau, đó là một trong những cơ sở xác lập sự thống nhất của các hiện tượng thẩm mỹ với tiêu chí xác định.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Đại cương mỹ học - mác lê nin. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10868/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?

Ask