<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
b. Đặc trưng của tiếng cười hài
Tiếng cười trong cái hài khác tiếng cười sinh lý đơn thuần vì một đằng mang ý nghĩa nhận thức, khám phá, một đằng là biểu hiện sự phấn khích do được đáp ứng những nhu cầu của vô thức ngoài thẩm mỹ.
Để có tiếng cười hài, chủ thể cần có sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự sáng tạo ra điều kiện hài hước lành mạnh đòi hỏi trí tuệ sắc sảo và nhân cách phát triển và tư duy táo bạo cuối cùng chủ thể cần phải có một lòng nhân ái, bao dung.
Tiếng cười hài thường nhân danh xu hướng dân chủ bênh vực những người áp bức đè nén, chống lại xu hướng tập trung quan liêu, chống lại thái độ hống hách, cửa quyền. Tuy nhiên những tiếng cười hài trong đời thường không phải bao giờ cũng có ý nghĩa tích cực, đôi khi nó giúp chủ thể trấn an, gây cảm giác thắng lợi tinh thần phi thực tế, hoặc tiếng cười vô cảm không có tác dụng nâng đỡ nhân cách con người.
Tóm lại, cái hài là phạm trù mỹ học phản ánh dưới hình thức diễu cợt giá trị thẩm mỹ tiêu cực không phù hợp với tiến bộ xã hội hoặc vi phạm các chuẩn mực thông thường mang lại tiếng cười cho chủ thể thẩm mỹ.
a. Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả
Các hiện tượng thẩm mỹ cao cả tồn tại một cách khách quan trong hoạt động thực tiễn của con người, nó có bao chứa một giá trị thẩm mỹ lớn hơn, gây cảm xúc tích cực mạnh hơn so với hiện tượng đẹp.
Mỹ học Mác – Lênin xác định rằng hiện tượng thẩm mỹ được xem là đối tượng của cái cao cả bao gồm hai phương diện:
Về phương diện khách thể: sự vật được coi là cao cả, hùng vĩ khi có quy mô, khối lượng và kích thước vượt xa các chuẩn mực quen thuộc. Tất nhiên các sự vật đó không phải thuộc về cái thiên nhiên tự nó, mà là cái thiên nhiên được con người cải tạo, hiện ra như là tác phẩm của con người. Nhìn cái thiên nhiên đó con người thấy hình bóng của chính mình và con người thấy tràn ngập niềm hân hoan, kiêu hãnh về khả năng, về tầm vóc của mình.
Con người với tư cách là đối tượng phản ánh của cái cao cả phải có nhân cách phi thường, đóng góp cho sự phát triển của xã hội một cách nổi bật. Sự thể hiện của con người như thế có thể là hành động của Đam San chiến đấu với tự nhiên, với kẻ thù đến cướp bóc để bảo vệ cộng đồng, có thể là người anh hùng Phù Đổng với kiếm sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt chống giặc ngoại xâm, đến khi thắng lợi lại không ỷ vào công lao, từ chối đền đáp của người đời đối với mình, bay thẳng lên trời. Có thể là những con người với các phát minh sáng tạo làm cho loài người trở nên mạnh mẽ hơn, có thể là con người với những lời dạy bảo để cho giống người sống đẹp đẽ; hiểu biết và ngay thẳng xứng đáng với danh hiệu Người cao quý.
Về phương diện chủ thể: trước các đối tượng nêu trên, ở chủ thể xuất hiện những tình cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, hoà trộn nhiều sắc thái như ngạc nhiên, thán phục, khâm phục, hân hoan. Trước các vẻ đẹp, những con người bình thường cũng có thể bị lay động, bị quyến rũ.
Tóm lại, cái cao cả là phạm trù mỹ học cơ bản, phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực ở cấp độ phi thường, gây nên cảm xúc khâm phục, choáng ngợp cho chủ thể thẩm mỹ.
b. Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả
Notification Switch
Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?