<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Đối tượng mà ý thức thẩm mỹ phản ánh là “thế giới của con người” (theo cách nói của Mác), nghĩa là cái hiện thực xã hội đã được đồng hoá bởi kinh nghiệm xã hội – văn hoá của con người. Chủ thể phản ánh của ý thức thẩm mỹ chính là chủ thể thẩm mỹ hay nói một cách khác là các giai cấp, các nhóm người có thể tham gia vào việc sản xuất giá trị thẩm mỹ.

Ý thức thẩm mỹ là khái niệm đi liền với khái niệm hoạt động thẩm mỹ, một mặt hoạt động thẩm mỹ là quá trình hiện thực hoá ý thức thẩm mỹ, mặt khác một số thành tố của ý thức thẩm mỹ như cảm xúc thẩm mỹ, thưởng thức thẩm mỹ đã đồng thời là hoạt động thẩm mỹ.

Ý thức thẩm mỹ có đặc trưng là sự phản ánh mang tính hình tượng - cảm tính về thế giới hiện thực khách quan. Đó là hiện tượng con người tiếp nhận sự thống nhất toàn vẹn của đôi tượng dưới dạng cảm xúc. Hình tượng - cảm tính là sáng tạo chủ quan của ý thức con người, không phải là bản sao nguyên xi của hiện thực khách quan, mặc dù hiện thực khách quan ấy quy định nội dung của ý thức phản ánh.

Ý thức thẩm mỹ không chỉ phản ánh tồn tại xã hội một cách thụ động, mà còn tác động tích cực trở lại với sự phát triển của tồn tại xã hội ấy. Nó không chỉ đưa lại một hình ảnh đúng đắn, chình thể về thế giới, cái thế giới mong muốn và không mong muốn mà còn đưa lại hình mẫu của một tương lai mong đợi, tạo dựng cơ sở cảm xúc – ý chí cho mỗi cá nhân nhằm cải biến hiện thực.

b. Cảm xúc thẩm mỹ

Là một trong những thành tố đầu tiên của ý thức thẩm mỹ, đó là trạng thái xúc động trực tiếp nảy sinh ở chủ thể thẩm mỹ trước đối tượng thẩm mỹ, nó là sự hoà trộn phức tạp những phản ứng tình cảm khác nhau, như sung sướng và khổ đau, vui và buồn, thiện cảm và ác cảm, tình yêu và hận thù…

Cảm xúc thẩm mỹ có cơ sở khách quan là đối tượng thẩm mỹ, tức là các sự vật hiện tượng tồn tại trong một chỉnh thể, độc đáo và có thể tri giác một cách trực tiếp, sinh động và những nội dung, thuộc tính, bản chất được bộc lộ ra hình thức bên ngoài dưới dạng vật chất cụ thể nào đó. Trước những đối tượng thẩm mỹ ấy, do khả năng tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài được hình thành nên từ bản chất người của chủ thể, với mỗi đối tượng thẩm mỹ, trong thời gian khác nhau có thể có một không gian cảm xúc thẩm mỹ khác nhau ở chủ thể .

Nếu như cảm xúc thẩm mỹ là trạng thái tinh thần nảy sinh khi có sự kích thích của đối tượng thẩm mỹ vào chủ thể thẩm mỹ thông qua các giác quan thẩm mỹ thì nhu cầu thẩm mỹ là tiềm năng tinh thần thường trực của chủ thể thẩm mỹ, là trạng thái đòi hỏi sự thoả mãn các giá trị thẩm mỹ của con người. Nhu cầu thẩm mỹ là một trong những thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ, phản ánh tình trạng không tương hợp giữa con người với thế giới xung quanh và nỗi khát khao khắc phục sự không tương hợp đó, khắc phục sự hữu hạn, hẹp hòi của quan hệ hàng ngày giữa con người với thực tại.

Nhu cầu nói chung của con người có thể xếp vào hai tuyến: tuyến tự nhiên và tuyến xã hội. Nhu cầu thẩm mỹ thuộc về tuyến xã hội, nó mang tính tinh thần, song chỉ có thể được đáp ứng thông qua những sự vật hiện tượng tồn tại trong một dạng vật chất cụ thể nào đó có chứa giá trị thẩm mỹ.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Đại cương mỹ học - mác lê nin. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10868/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?

Ask