<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Chức năng giáo dục:

Với nội dung chính là giáo dục thẩm mỹ, giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục niềm tin tôn giáo, ý thức chính trị, ý thức công dân.

Nghệ thuật, xét đến cùng, phản ánh tồn tại xã hội và các quan hệ xã hội khác như quan hệ đạo đức, chính trị xã hội tôn giáo, kinh tế…Các quan hệ này được phản ánh vào nghệ thuật dưới góc độ thẩm mỹ, thông qua các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, nghệ thuật cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, xét đến cùng, bị tồn tại xã hội quy định song nó có tác động tích cực trở lại đối với tồn tại xã hội.

Nghệ thuật giáo dục con người một cách lãng mạn, tự giác, khả năng giáo dục lâu dài từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nghệ thuật giáo dục và cảm hoá con người bằng cách nêu gương thông qua hình tượng nghệ thuật.

Các chức năng nói trên suy cho cùng chỉ là một, chỉ là hướng đưa con người thấy và vươn tới các giá trị tích cực của xã hội, giá trị chân, thiện, mỹ mà thôi.

c. Nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác

Là một bộ phận của ý thức xã hội, nghệ thuật không thể phát triển một cách cô lập khỏi các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của con người.

Nghệ thuật và triết học:

Đây là hai dạng hoạt động tinh thần có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghệ thuật và triết học cùng nảy sinh từ thần thoại, dần dà chúng tách biệt ra và thành những dạng thức riêng biệt. Triết học là một cách nhận thức về thế giới và bản thân con người thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù quy luật của triết học, nghệ thuật có thể coi là một phương thức nắm bắt chân lý thông qua các hình tượng nghệ thuật.

Triết học và nghệ thuật đều là thể hiện quan hệ chủ thể với khách thể. Nhưng triết học thường cố gắng tách bạch cái khách quan khỏi cái chủ quan, đưa ra những quy luật khách quan chung nhất của hiện thực mà hoạt động sáng tạo của con người phải lệ thuộc nó, trong khi đó nghệ thuật phản ánh và đánh giá đồng thời, nó trình bày sự liên hệ của con người với thế giới thông qua lăng kính cá nhân, trạng thái tâm lý, hệ thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, thẩm mỹ và lý tưởng của bản thân nghệ sĩ.

Triết học và nghệ thuật luôn luôn hỗ trợ lẫn nhau; triết học đưa ra bức tranh khái quát, toàn cảnh về thế giới cùng với các quy luật vận động chung nhất của nó, do vậy cung cấp cho nghệ sĩ một thế giới quan nhất định. Đến lượt mình, bằng các phát hiện có tính cụ thể sinh động, nghệ thuật cung cấp cho triết học những dự kiện mà từ đó triết học có thể tạo dựng được bức tranh chỉnh thể hơn, vì sự nhạy cảm và sinh động của nó trong quá trình phản ánh cuộc sống.

Nghệ thuật và khoa học:

Chúng cùng phản ánh hiện thực khách quan, nhưng khoa học là hình thức hoạt động lý luận cao nhất đồng thời cũng là kết quả của hình thức đó. Cơ sở mục đích và tiêu chí của khoa học được diễn ra trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, định lý, định luật, giả thuyết dự đoán khám phá hướng tới tri thức. Nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân , mang lại khoái cảm thẩm mỹ. Tuy nhiên sự thành công của sáng tạo nghệ thuật chỉ có thể dựa trên sự phản ánh đúng đắn, cụ thể thế giới hiện thực với cảm quan thực sự khoa học.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Đại cương mỹ học - mác lê nin. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10868/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?

Ask