<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
- Trong mỹ học nói quan hệ tức là nói sự tương tác giữa các phương diện của nó. Trong quan hệ thẩm mỹ, phương diện thứ nhất là chủ thể thẩm mỹ. Con người xã hội, các cộng đồng người trong hoạt động thưởng thức, đánh giá, sáng tạo giá trị thẩm mỹ. Các sự vật, hiện tượng có giá trị thẩm mỹ trong quan hệ đối với chủ thể được xem là khách thể thẩm mỹ.
- Khi xem xét chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ, một khái niệm luôn được sử dụng là khái niệm giá trị thẩm mỹ: đó là loại giá trị đặc biệt. Nó là một loại ý nghĩa của các hiện tượng vật chất cũng như tinh thần thoả mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người. Ở đây, các hiện tượng được đánh giá dưới góc độ có ý nghĩa thiết thực hay không, có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với đời sống xã hội. Ngoài những nét chung với các loại giá trị khác, giá trị thẩm mỹ có những đặc tính nổi trội hơn: tính trực tiếp cảm tính của sự tiếp xúc giữa chủ thể và khách thể, tính hứng khởi tinh thần không vụ lợi trực tiếp của chủ thể trước sự đánh giá hình thức có tính nội dung, cấu trúc, quy mô tổ chức … của các thực thể hiện hữu.
- Trong quan hệ thẩm mỹ có một thao tác xuyên suốt, thường trực của chủ thể thẩm mỹ đối với khách thể thẩm mỹ đó là đánh giá thẩm mỹ. Đánh giá thẩm mỹ là khả năng xác lập giá trị thẩm mỹ của một khách thể nào đó, là kết quả nhận thức của tri giác thẩm mỹ, thường được định lại trong phán đoán dạng: “Cái này đẹp!” hay “Thật là cao thượng”.
- Đánh giá thẩm mỹ có tính tất yếu khi có sự tiếp xúc của chủ thể với khách thể thẩm mỹ; nó cho kết quả ngay lập tức trong hoặc sau quá trình tiếp xúc. Sự đánh giá thẩm mỹ giúp chủ thể thẩm mỹ xếp khách thể thẩm mỹ vào một loại hiện tượng thẩm mỹ nào đó (đẹp hay không đẹp, bi hay hài, cao thượng hay thấp hèn).
- Khi đánh giá thẩm mỹ, chủ thể đánh giá đồng thời cả nội dung và hình thức của đối tượng. Ở giai đoạn tiếp xúc đầu tiên của chủ thể với đối tượng thì đánh giá hình thức là chủ yếu. Càng tiếp xúc với đối tượng lâu hơn, chủ thể càng chú trọng đánh giá nội dung hơn nhiều.
- Kết quả của đánh giá thẩm mỹ bao giờ cũng thể hiện sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và mối quan hệ tinh thần – tình cảm của chủ thể trước đối tượng, thể hiện dưới dạng những cảm xúc, những rung động, bộc lộ cả nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ …
b. Nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ
- Trong lịch sử, mỹ học có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng, quan hệ thẩm mỹ bắt nguồn từ thế giới tinh thần, siêu nhiên. Platôn khẳng định cái Chân – Thiện – Mỹ nằm ở “thế giới ý niệm”, chúng chỉ tồn tại như những khái niệm, không có nội dung thực tế. Còn với cái đẹp cảm tính được ông xem như là cái thấp kém, không đáng để nhận thức. Platôn coi quan hệ thẩm mỹ là quan hệ của những con người trí tuệ với thế giới siêu nhiên.
Hêghen cũng giải thích nguồn gốc của cái thẩm mỹ và nghệ thuật là “ý niệm tuyệt đối”. Với cách lý giải như vậy, Hêghen đã xem quan hệ thẩm mỹ có tính chất phi hiện thực. Ông tuyệt đối hoá cái đẹp trong nghệ thuật, cho nó bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối. Còn cái đẹp trong tự nhiên và xã hội là tản mạn, thấp kém, không có tinh thần.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?