Hình 6.3: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng theo phương án II
Phương án iii
Với phương án này quy hoạch sử dụng đất Nông ngư nghiệp của huyện Cù Lao Dung đáp ứng các mục tiêu sau:
Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát:
Duy trì diện tích quy hoạch của các loại đất lâm nghiệp và loại đất ngoài nông nghiệp.
Giữ ổn định diện tích trồng cây ăn trái theo hướng phát triển vườn vùng cù lao theo định hướng pháp triển của huyện. Giữ diện tích mía và màu ở mức thấp do thị trường đầu ra không ổn định.
Định hướng phát triển tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản để phát huy thế mạnh vùng cù lao ven biển có nguồn tài nguyên nước lợ, mặn.
* Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái với diện tích 2.200 ha năm 2005 và tăng lên 2.500 ha năm 2010.
Xây dựng vùng trồng mía chuyên canh giảm diện tích xuống còn 2.500 ha năm 2010, để duy trì đủ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường hiện tại.
Phấn đấu đạt diện tích nuôi trồng thủy sản 6.500 ha năm 2010, trong đó có 6.000 ha nuôi tôm sú công nghiệp và 500 ha nuôi cá theo mương vườn và nuôi thâm canh dọc theo các tuyến đê tả-hữu của vùng ngọt đầu cồn.
Cây màu lương thực - thực phẩm chỉ còn lại khoảng 1.437 ha, nên tập trung chỉ đạo hướng dẫn canh tác các loại màu có giá trị kinh tế, ngắn ngày, luân canh tăng vụ, đưa diện tích gieo trồng màu lương thực - thực phẩm lên 3.000 - 4.000 ha.
Đưa tổng đàn gia súc - gia cầm đến năm 2005 - 2010 đạt 47.500 con (2005), trong đó Heo là 22.000 con và Bò: 500 con và 221.000 con (năm 2010).
Bố trí một số diện tích thích hợp xung quanh thị trấn, các trung tâm xã hình thành vùng rau, cây kiểng đáp ứng nhu cầu cho cả huyện và khu vực lân cận.
Quy hoạch nông nghiệp theo phương án iii
Kế hoạch sản xuất trồng trọt 2005 và 2010
- Cây Mía:
Diện tích trồng mía 4.000 ha năm 2005 và giảm xuống còn 2.500 ha năm 2010, tập trung chủ yếu ở các xã An Thạnh II, An Thạnh III, An Thạnh Đông và Đại Ân I, vì cây mía có điều kiện thuận lợi để phát triển sau:
Điều kiện tự nhiên, khí hậu tương đối phù hợp cho việc canh tác mía đạt năng suất cao, người dân có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác với nhiều mô hình khá tiến bộ.
Trong tỉnh đã có nhà máy đường có công suất 1.000 - 1.500 tấn mía cây/ngày, giải quyết đầu ra cho phát triển mía nguyên liệu.
Một số giống mía có năng suất, chữ đường cao, sinh trưởng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng đất của huyện. Nên tiếp tục qui hoạch hoàn thiện thủy lợi nội đồng, cải tạo vùng đất nguyên liệu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong việc canh tác. Mở rộng diện tích trồng các giống mía mới đáp ứng nhu cầu năng suất, phẩm chất và chế biến. Cụ thể hiện nay có các giống mía cho năng suất cao như: ROC16; ROC18; VĐ86; VN84-4137; K84-200; Quế Đường 11. Hiện nay diện tích trồng giống Mía Quế Đường chiếm khỏang 80% diện tích.
Bố trí sản xuất diện tích Mía dự kiến phân bố ở các xã năm 2010 theo phương án III như sau:
Tổng diện tích Mía chỉ còn 3.000 ha.
Trong đó, thị trấn Cù Lao Dung: 65,5 ha; An Thạnh I: 68,6 ha; An Thạnh II: 648 ha; An Thạnh III: 200 ha; An Thạnh Tây: 189,2 ha; An Thạnh Đông: 619,6 ha; và Đại Ân I: 709,2ha.