- Rau màu:
- Rau màu các loại sẽ đạt đến 3.486 ha trong năm 2005. Diện tích này có được chủ yếu là chuyển từ đất Mía sang đất trồng màu trong những năm đầu.
- Sau đó chuyển dần diện tích rau màu này sang nuôi trồng thủy sản để đến năm 2010 còn ổn định khoảng 1.437,7 ha.
Bố trí sản xuất diện tích rau màu dự kiến phân bố ở các xã, thị trấn năm 2010 theo phương án II như sau:
- Tổng diện tích rau-màu chỉ còn 1.437,7 ha.
- Trong đó, thị trấn Cù Lao Dung: 110,1 ha; An Thạnh I: 250,4 ha; An Thạnh II: 299 ha; An Thạnh III: 257 ha; An Thạnh Tây: 283,2 ha; An Thạnh Đông: 110,4 ha; và Đại Ân I: 127,5ha.
- Cây ăn trái:
- Cây ăn trái là thế mạnh trong những năm đầu quy hoạch theo chủ trương chung của huyện sẽ chuyển thành vườn chuyên canh và trồng tập trung ở hai xã An Thạnh I, An Thạnh Tây, một phần thị trấn Cù Lao Dung, đầu cồn xã An Thạnh Đông và đầu Cồn xã ĐạI Ân I.
- Phát triển mạnh diện tích trồng cây ăn trái là chủ tương phát triển kinh tế vườn và kết hợp với du lịch vùng đất cồn.
- Đối với vườn cây lâu năm đầu tư cải tạo hết diện tích vườn tạp hiện còn 450 ha và nâng chất lượng vườn cây ăn trái hiện có trở thành vườn chuyên canh cây ăn trái chuyển từ đất màu, đất mía sang để đến năm 2005, có tổng số diện tích khoảng 2.300 ha và đạt 2.500 ha trong năm 2010.
- Quy hoạch mạng lưới sản xuất giống cây ăn trái.
Bố trí sản xuất diện tích cây ăn trái dự kiến phân bố ở các xã, thị trấn năm 2010 theo phương án II như sau:
- Tổng diện tích cây ăn trái đạt 2.500 ha.
- Trong đó, thị trấn Cù Lao Dung: 90 ha; An Thạnh I: 803 ha; An Thạnh II: 190 ha; An Thạnh III: 20 ha; An Thạnh Tây: 632 ha; An Thạnh Đông: 380 ha; và Đại Ân I: 385 ha.
Kế hoạch sản xuất chăn nuôi 2005 và 2010
- Hướng dẫn khuyến khích các hộ dân phát triển chăn nuôi theo hướng nuôi kết hợp (mô hình VAC) áp dụng các loại con giống gia súc - gia cầm hướng cải tiến, tăng trọng nhanh, có hiệu quả kinh tế sau dịch cúm gà.
- Đưa tổng đàn gia súc - gia cầm đến năm 2005 - 2010 đạt:
Năm 2005:- Đàn heo: 22.000 con
- Đàn bò:500 con
- Đàn gia cầm:25.000 con
Năm 2010:- Đàn heo: 40.000 con
- Đàn bò:1.000 con
- Đàn gia cầm:180.000 con
Quy hoạch phát triển thủy sản
- Đây là mục tiêu chính trong phương án III. Phát triển nuôi trồng thủy sản chủ yếu là mở mới vùng nuôi tôm nước lợ 1.000 ha đưa diện tích nuôi tôm sú từ khoảng 618 ha (năm 2002) lên khoảng 3.000 ha (năm 2005) và đến năm 2010 đưa diện tích nuôi tôm sú lên 6.000 ha. Trong đó, An Thạnh II: 555 ha; An Thạnh III: 1.690 ha; An Thạnh Nam: 2.455 ha; An Thạnh Đông: 650 ha; và Đại Ân I: 650 ha.
- Mô hình nuôi tôm sú chủ yếu là nuôi thâm canh các vùng ven biển thuộc xã An Thạnh Nam, có thể kết hợp nuôi cá trong mùa mưa để có khoảng thời gian cách ly nuôi tôm; mô hình nuôi tôm nước lợ mùa nắng và trồng màu hay nuôi cá nước ngọt mùa mưa thuộc các xã An Thạnh Đông; An Thạnh II; An Thạnh III; và Đại Ân I.
- Với diện tích mặt nước ao, mương vườn, tăng cường chỉ đạo phong trào nuôi cá nước ngọt (theo mô hình VAC). Năm 2002 có khoảng trên 200 ha diện tích nuôi cá nước ngọt và tôm càng xanh. Đối với các vùng ngoài đê bao tả-hữu thuộc cac xã khu vực đầu cồn sẽ bố trí nuôi cá nước ngọt thâm canh như các tra, cá Basa, tôm càng xanh và phấn đấu đưa lên trên 300 ha của diện tích này đến năm 2010. Sự phân chia diện tích cho các xã trong vùng nuôi trồng thủy sản ngọt thâm canh và kết hợp như sau: thị trấn Cù Lao Dung: 70 ha; An Thạnh I: 180 ha; An Thạnh II: 30 ha; An Thạnh Tây: 160 ha; An Thạnh Đông: 60 ha.