Giá trị sản xuất (giá CĐ 94), tăng từ 151,057 tỷ đồng (năm 1995) lên 250,409 tỷ đồng (năm 2000), tốc độ tăng bình quân 5 năm 1996-2000 là 6,7%/năm. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tăng 7,18%/năm, lâm nghiệp 5,63%/năm, thủy sản 2,67%/năm, kết quả trên phản ánh khá rõ nét trình độ sản xuất trong thâm canh tăng vụ,chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như tổ chức, quản lý sản xuất được nâng lên. Cơ cấu giá trị sản xuất hầu như không thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn từ 87,07%, trong khi tỷ trọng ngành lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 5,12%, tỷ trọng thủy sản 7,81%, chưa tương xứng với tiềm năng mặt nước của vùng .
Kết quả xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai sản xuất nông-ngư-lâm nghiệp huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng giai đoạn 2005-2010
Sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất
Cù Lao Dung là huyện mới được thành lập (trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú), vị trí nằm giữa sông Hậu, sát biển Đông, bốn mặt được bao bọc bởi sông nước, địa hình trải dài có hai cửa sông chính là Định An và Trần Đề. Huyện có 7 xã, 1 thị trấn, diện tích đất tự nhiên 25.488,44ha, Đông giáp tỉnh Trà Vinh, Tây giáp sông Hậu, Nam giáp biển Đông, Bắc giáp huyện Kế Sách. Trong thời gian qua, mặc dù kinh tế tăng trưởng khá, khối lượng các sản phẩm chủ yếu của Huyện tăng, đời sống nhân dân các vùng nông thôn được cải thiện nhưng tình hình thực tế đã phát sinh những vấn đề bức xúc:
- Nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa vững chắc. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, chưa có mô hình cụ thể, một số tiềm năng thế mạnh chưa được tập trung khai thác đúng mức.
- Cơ cấu nông nghiệp nông thôn chưa phù hợp, ngành chăn nuôi, ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ. Giá hàng nông sản, thực phẩm không ổn định, các chính sách hỗ trợ để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần triển khai chưa đến nơi đến chốn. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã thiếu tính năng động, nhạy bén, chưa đủ sức thuyết phục. Sản xuất công nghiệp còn manh múng, phân tán, sản lượng chế biến giảm sút, thu hẹp, giá trị tổng sản lượng thấp.
- Chưa có chính sách cụ thể để khuyến kích nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Mặt khác, trình độ sản xuất của nông dân trong huyện vẫn còn thấp so với nông dân trong khu vực.
- Khâu hỗ trợ đầu tư vốn sản xuất trên các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn chưa đãm bảo để phục vụ cho sản xuất.
- Tình hình giá cả thị trường mặt hàng nông sản thực phẩm không ổn định đã làm ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Thông tin thị trường về các loại sản phẩm do nông dân làm ra còn rất hạn chế, vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu như: trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả kinh tế cao trong sự suy nghĩ của người nông dân vẫn còn nhiều bất cập. Đây là nỗi trăn trở của ngành nông nghiệp.
- Nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây cho thấy có tiềm năng và cho thu nhập cao, sản xuất có hiệu quả, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng và đa dạng hóa.
Những căn cứ thực hiện xây dựng quy hoạch
- Chủ trương của Chính phủ tại văn bản số 527/CP-NN ngày 30/05/2000 về việc quy hoạch sản xuất Lúa, Tôm các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính Phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Quyết định số 224/TTg của Thủ Tướng chính phủ về thực hiện chương trình nuôi trồng thủy sản đến năm 2010.
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2001-2010.
- Các căn cứ công văn KH07 của UBND Tỉnh Sóc Trăng về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng đến 2005.
- Các căn cứ công văn KH10 của UBND Tỉnh Sóc Trăng về Công Nghiệp Hoá và Hiện đại hoá nông thôn.
- Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, tập trung nội lực và tranh thủ thời cơ khắc phục các yếu tố không thuận lợi để đạt các chỉ tiêu Đại hội đề ra.
- Căn cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Cù Lao Dung giai đoạn 2002-2010.