<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Nếu trong chiều dài chuổi bit đã chứa số lượng cân bằng giữa các bit 1 và các bit 0, ta có thể giả sử rằng bậc thang giao động xung quanh một tín hiệu analog thay đổi chậm. Trong những trường hợp như thế, ta nên giảm cở bước. Ngược lại, nếu các bit 1 hoặc 0 vượt quá trong chuỗi bit, có nghĩa là bậc thang đang cố gắng đuổi bắt hàm. Trong những trường hợp như vậy, ta nên tăng cỡ bước lên.
Trong thực tế, kiểm soát cỡ bước được thực hiện bởi bộ tích hợp số (digital intergrator). Bộ tích hợp này sẽ tính tổng số bit qua một số chu kỳ nhất định. Nếu tổng bị lệch khỏi sự cân bằng các bit 0 và 1, cỡ bước sẽ được tăng lên. Thực chất tổng các bit sẽ được đổi sang một giá trị điện thế tương ứng rồi chuyển sang bộ khuếch đại có độ lợi thay đổi. Độ lợi có giá trị nhỏ nhất khi điện thế vào tương ứng với sự cân bằng của bit 1 và 0 trong chu kỳ. Và ta nói rằng đây là bộ khuếch đại điều khiển cỡ bước.
= cở bước nhỏ nhấtHình 7.27 Thuật toán Song.
Có vài thuật toán biến điệu delta thích nghi, đơn giản hơn những gì mà ta vừa đề cập. Đó là thuật toán Song và thuật toán Space Shuttle.
Thuật toán Song so sánh bit truyền với bit trước đó. Nếu hai bit này giống nhau, cỡ bước tăng lên một lượng cố định . Còn nếu hai bit này khác nhau, cỡ bước giảm đi một lượng tương ứng . Vì thế cỡ bước luôn thay đổi và nó có thể rất lớn không giới hạn nếu cần thiết. Ta sẽ minh hoạ điều này cho một hàm bước ngõ vào ở hình hình 7.27. Một hàm bước ngõ vào trình bày trường hợp đặc biệt và sẽ không xảy ra trong thực tế bởi vì một hàm bước có tần số hữu hạn. Chú ý rằng một giao động tắt dần xảy ra, sẽ kéo theo sự thay đổi nhanh chóng trong tín hiệu.
Nếu một tín hiệu tương tự chờ để có nhiều sự chuyển đột ngột giống như hàm bước, các giao động tắt dần sau thuật toán Song có thể có vấn đề. Những bức ảnh và các vật thể chi tiết có thể có nhiều cách chuyển như vậy vì chúng đã được quét (scan) cho việc truyền đó (đó là sự thay đổi nhanh từ trắng sang đen).
Thuật toán Space Shuttle là sự cải biến của thuật toán Song để hạn chế giao động tắt dần. Khi môt bit hiện tại giống với bit trước đó, cỡ bước sẽ tăng một trị cố định . Điều này giống như thuật toán Song. Tuy nhiên, khi các bit này khác nhau, cỡ bước đảo lại tức, đến một giá trị nhỏ nhất của nó là . Điều này, tương phản với thuật toán Song mà ở đó kích thước bước giảm hướng về zero ở tại mỗi chu kỳ lấy mẫu tỉ lệ với . Thuật toán Space Shuttle được minh hoạ ở hình 7.28 cho hàm dốc ngõ vào giống như ở hình 7.27.
Hình 7.28 Thuật toán Space shuttle
Ngoài PCM, DM, ADM còn có những phương pháp khác để mã hoá thông tin tương tự sang dạng số. Mục đích của mỗi hệ thống là gửi thông tin với độ tin cậy lớn nhất và băng thông nhỏ nhất. Bây giờ ta giới thiệu ba trong nhiều phương pháp: biến điệu mã hoá xung delta DPCD (delta pulse code modulatuion), PCM vi phân, biến điệu mã hoá xung vi phân thích nghi ADPCM (adaptive differential pulse code modulation).
Trong biến điệu delta, ta phỏng định một dạng sóng liên tục thành một sóng bậc thang. Ơ tại mỗi thời điểm lấy mẫu, ta phát triển số hạng lỗi (error term). Đó là hiệu số giữa tín hiệu và hàm bậc thang. Ta lượng tử hoá lỗi này để phát triển thành một số hạng đúng (correct term) rồi được cộng thêm vào hàmbậc thang. Trường hợp biến điệu delta cơ bản, việc lượng tử hoá được thực hiện trong đơn vị 1 bit. Trong biến điệu PCM delta (DPCM) ta mã hoá lỗi thành nhiều hơn một bit và cộng số hạng này vào giá trị bậc thang trước đó như trình bày ở hình 7.29. Vì thế, thay vì các bậc thang chỉ có một biên đô thì bây giờ chúng có thể có các cỡ là một trong 2, 4, 8 hoặc bất cứ giá trị nào là luỹ thừa 2. ở tại mỗi thời điểm lấy mẫu, bây giờ ta phải gửi nhiều hơn một bit thông tin, các bit thay đổi thể hiện mã PCM cho biểu thức lỗi. Thuận lợi của DPCM so với PCM thông thường là sự chọn lựa thích hợp của chu kỳ lấy mẫu và lỗi được lượng tử có một khoảng động nhỏ hơn tín hiệu gốc. Như vậy với cùng số bit lượng tử hoá ta có độ phân giải tốt hơn, cái giá phải trả là sự phức tạp của bộ biến điệu. Cái khó của ta là sự biến điệu. Nếu tín hiệu luôn ở tần số lớn nhất (một cách xác định tốc độ lấy mẫu trong PCM), DCPM cũng giống như PCM. Tuy nhiên, bởi vì các tần số tín hiệu thường được phân bố tron một khoảng, nên các mẫu gần nhau thường có mối tương quan với nhau và có thể thực hiện tốt từ hệ thống này hơn là từ hệ thống PCM với cùng một tốc độ truyền bit.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?