<< Chapter < Page Chapter >> Page >

1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0

Hình 7.24 Biến điệu delta

Hệ thống thu sẽ tái tạo lại bậc thang gần đúng trực tiếp từ thông tin nhị phân nhận được. Nếu nhận được giá trị1, khối hoàn điệu sẽ tăng lên một bậc theo chiều dương. Còn nếu nhận được giá trị 0, sẽ giảm một bậc tương ứng (tăng theo chiều âm).

Mạch phát tín hiệu bậc thangaso sánhba>ba<bmẫus(t)+ step- stepSự diễn giải ở trên dẫn đến một bộ lượng tử hoá đơn giản sử dụng bộ so sánh (comparator) và khối phát hàm bậc thang (staircase generator). Bộ biến đổi A/D được trình bày như hình 7.25.

Hình 7.25 Khối biến điệu DM

Chìa khoá để dùng biến điệu delta có hiệu quả là sự chọn lựa thông minh hai thông số: cỡ bước (size step) và tốc độ lấy mẫu. Những thông số này phải được chọn sao cho tín hiệu bậc thang gần với dạng sóng analog thực tế. Bởi vì tín hiệu có một tần số trên xác định, nên ta biết được tốc độ nhanh nhất khi nó thay đổi. Tuy nhiên, để tính toán tốc độ nhanh nhất có thể của tín hiệu, tần số lấy mẫu và/hoặc cỡ bước phải tăng. Việc tăng tần số lấy mẫu dẫn đến kết quả trong dạng sóng biến điệu delta phải khổ băng rộng hơn. Tăng cỡ bước sẽ làm tăng sai số lượng tử hoá.

Hình 7.26 trình bày hậu quả của cở bước sai. Nếu các bậc quá nhỏ, ta sẽ gặp một điều kiện quá tải dốc (slope overload) mà ở đó các bậc thang không thể lần ra dấu vết của những sự thay đổi quá nhanh trong tín hiệu analog. Vì thế, độ dốc lớn nhất mà bậc thang có thể nhận ra là /Ts. Ngược lại, nếu các bậc này quá lớn, xảy ra sự quá đà đáng kể trong suốt chu kỳ khi tín hiệu không thay đổi nhanh. Trong trường hợp đó, ta có nhiễu lượng tử hóa s(t)Lượng tử hoátBước quá nhỏvà được gọi là nhiễu hạt (Granular Noise).Lượng tử hoás(t)t

Hình 7.26 Sự lựa chọn không đúng của kích thươc trong DM

Biến điệu delta sử dụng tiến trình mã hoá nguồn tin, và nó sử dụng bộ nhớ để giảm khoảng động. Trong mộtvài bối cảnh, chúng có thể lưu trữ các mức giống nhau như PCM với một vài bit được truyền trong mỗi giây. Tuy nhiên, vì hệ thống có bộ nhớ nên các lỗi truyền bit sẽ được cải thiện. Trong PCM, một lỗi bit truyền gây ra một lỗi trong việc sắp xếp lại cấu trúc giá trị mẫu có liên quan. Lỗi chỉ ảnh hưởng lên mẫu được sắp xếp lại. Nếu một lỗi bit xảy ra trong biến điệu delta, bộ biến đổi A/D trong hệ thống thu sẽ bước lên thay vì bước xuống (hoặc ngược lại) và tất cả các giá trị sau đó chứa một lỗi offset gấp đôi cở bước. Nếu một lỗi bit xảy ra theo hướng ngược lại, lỗi offset bị triệt. Và nếu lỗi offset có vấn đề, hệ thống cần thiết khởi động lại từ mức tham chiếu (thường là zero).

  1. BIẾN ĐIỆU DELTA THÍCH NGHI (adaptive delta modulation).

Ta đã trình bày cỡ bước thích hợp để sử dụng trong biến điệu delta phụ thuộc vào yếu tố: làm sao để tín hiệu thay đổi nhanh từ mẫu này sang mẫu kế tiếp. Khi tín hiệu thay đổi nhanh, cỡ bước lớn hơn sẽ tránh được quá tải. Còn khi tín hiệu thay đổi chậm, cỡ bước nhỏ hơn sẽ thu nhỏ bước quá đà (overshoot) và như thế giảm nhiễu hạt.

Biến điệu delta thích nghi là một phương pháp cho phép điều chỉnh cỡ bước phụ tuỳ vào các đặc điểm của tín hiệu tương tự. Tiêu chí của nó là, hệ thống thu có khả năng thích nghi với các cở bước một cách chính xác giống như ở hệ thống phát. Nếu không, thiết bị thu không hồi phục tín hiệu được phát gốc đã lượng tử hoá(hàmbậc thang). Vì sự truyền mộtchuỗi bit nhị phân liên tiếp, cỡ bước phải được tắt từ chuổi bit này (ngoại trừ trường hợp ta gửi một tín hiệu điều khiển riêng biệt).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Cơ sở viễn thông. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10755/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?

Ask