<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Đó là, mỗi repeater sẽ làm tròn mỗi xung nhận được đến mức gần nhất có thể chấp nhận được và rồi truyền đi.

Sự lượng tử hoá làm tròn các mức dùng làm bậc thang giống tín hiệu mong muốn. Số mức xác định độ phân giải ( Resolution ) tín hiệu. Đó là, một sự thay đổi nhỏ cở nào trong mức tín hiệu có thể được phân tích bằng cách nhìn phiên bản lượng tử hoá của tín hiệu.

Nếu cần độ phân giải cao, số mức lượng tử hoá phải tăng. Lúc ấy, khoảng cách giữa các mức giảm. Vì tự vựng các từ rất khít nhau, nhiễu giảm.

Hình 7.16: Tiến trình lượng tử hoá

Nếu độ phân giải được cải thiện mà không làm tăng cở tự vựng ( không di chuyển các từ khít nhau ), sự sửa error sẽ được giữ nguyên PCM là phương pháp để thực hiện điều đó.

Trong một hệ thống PCM, tự vựng của các tín hiệu truyền chỉ chứa hai, 0 và 1. Các mức lượng tử hoá được mã hoá thành các số nhị phân. Vậy, nếu có 8 mức lượng tử hoá, thì những trị được mã hoá thành các số nhị phân 3 bit. Ba xung sẽ được cần để gửi mỗi trị lượng tử. Mỗi xung biểu diễn hoặc 0 hoặc 1. Điều đó giống như khái niệm của ADC. Hình 7.17 biểu diễn s(t) và dạng sóng của PCM 2 bit và 3 bit.

Hình 7.17: PCM

Một xung dương biểu diễn cho bit 1 và một xung Zero biểu diễn bit 0.

  1. Hoàn điệu BCM thì đơn giản là một DAC. Khối biến điệu và hoàn điệu thường là IC LSI và được gọi tên là CODEC ( coder decoder ).
  2. Multiplexing chia thời gian ( TDM ):

Khái niệm TDM đã được triển khai ở chương 6. Ta chỉ cần cải biến một ít. Vì mỗi mẫu, thay vì dùng một xung để truyền, bây giờ cần một số xung bằng số bit của sự lượng tử hoá. Thí dụ, với PCM 6 bit, 6 xung phải được truyền trong mỗi chu kỳ lấy mẫu.

Lượng tử hóa không điều đặn ( nonuniform quantization )

Lượng tử hoáS(t)Sq(t)inputouputS1S2Sn

Hình 7.18 sự lượng tử hoá

Hình 7.18a, vẽ sự lượng tử hoá đều đặn. Khoảng của các trị mẫu được chia thành những vùng lượng tử mà mỗi vùng có cùng cở với các vùng khác. Thí dụ, với sự lượng tử hoá 3 bit ta chia toàn thể các trị mẫu thành 8 vùng bằng nhau.

Trong một vài trường hợp, ta lại có thể dùng sự lượng tử hoá không đều đặn. Các khoảng lượng tử hoá thì không hoàn toàn cùng cở với nhau. ( Hình 7.18 b ).

Hàm lượng tử hoá hình 7.18b có tính chất là các khoảng cách giữa các mức lượng tử thì không đều. Và những mức output thì không phải là điểm giữa của mỗi khoảng.

Giả sử trong một đoạn nhạc, điện thế của tín hiệu 1 nằm trong khoảng -2 đến +2. Nếu ta dùng lượng tử hoá đều đặn 3 bit, thì tất cả điện thế giữa 0 và

V được mã hoá thành cùng một code word là 100. Mã này tương ứng với output được tái tạo có trị là
V. Tương tự, tất cả các mẫu nằm giữa 1,5 và 2 V được mã hoá thành code word duy nhất là 111, tương ứng với một trị output được tái tạo là
V. Với nhạc " Soft " tín hiệu có thể không vượt quá
V trong một quảng dài, nên độ rõ của nhạc sẽ bị mất. Sự lượng tử hoá đều đặn cho cùng một độ phân giải ở các mức cao cũng như thấp.

Hình 7.18b:

Si: Vùng lượng tử hóa.

Sqi: Trị làm tròn.

Ta thấy ( ở phần sau ) một khi các vùng lượng tử hóa đã được chọn, các trị làm tròn cũng được chọn, là trọng tâm ( center of gravity ) của phần tương ứng của mật độ xác xuất.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Cơ sở viễn thông. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10755/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?

Ask