<< Chapter < Page
  Quy hoạch sử dụng đất đai     Page 16 / 23
Chapter >> Page >
  • Trên vùng đất đầu cồn của Cù Lao Dung thuộc xã An Thạnh I và phần của An Thạnh Tây giáp thi trấn Cù Lao Dung có nước ngọt, đất có tầng phèn sâu, có hệ thống đê bao hoàn chỉnh nên bố trí trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế và thị trường nhưng nhạy cảm với điều kiện tự nhiên như: Nhản, Sâu riêng, Măng cụt, kết hợp với xoài, và cây có múi như Cam, Quýt, Bưởi. Song song đó có thể xen lẫn ít rau màu như Bắp lai, đậu nành, đậu xanh trong diện tích nhỏ. Trong hệ thống mương vườn có thể kết hợp với nuôi cá và tôm càng xanh cho các loại cây lá không có chứa tinh dầu, riêng các khu vực trồng cây có chứa tinh dầu như Cam, Bưởi, Quýt thì hệ thống thủy sản nuôi kết hợp phải tách ra riêng. (phần chi tiết mô hình VAC trình bày trong phần IV giải pháp).
  • Khu vực phía Nam của xã An Thạnh I giáp luôn đến nữa xã của An Thạnh Tây, Thị trấn Cù Lao Dung, đầu cồn xã An Thạnh Đông là vùng đất có nước ngọt, nhưng đất có chứa tầng sinh phèn tiềm tàng nằm cạn nên khó bố trí các cây ăn trái nhạy với phèn ngoại trừ phải đầu tư cao mới trồng được. Do đó đề nghị bố trí các loại cây ăn trái có điều kiện chịu đựng môi trường nhưng lại có hiệu quả và nằm trong các loại trái cây mà Bộ NN&PTNT sẽ đầu tư trong thời gian tới đó là: Xoài cát Hoà lộc, Nhản xuồng cơm vàng hay tiêu da bò, Sapô, Vú sửa. Trong vùng này khác với phương án I là khu vực trồng mía sẽ được thay thế bằng cây ăn trái dọc theo tuyến đưòng đi của thị trấn và An Thạnh Tây (xem bản đồ quy hoạch phương án II). Ngoài ra vẫn tiến hành đa dạng hóa cây trồng trong nông hộ bằng cách là phát triển từng diện tích nhỏ rau màu như Bắp lai, Dưa hấu, Khoai lang, và trong mương vườn của vùng này có thể kết hợp nuôi cá hay tôm càng xanh để người dân tăng thu nhập theo hệ thống VAC (phần chi tiết mô hình VAC trình bày trong phần IV giải pháp).
  • Khu vực giữa cồn của xã An Thạnh Đông, phía đầu của xã An Thạnh II và đầu xã Đại Ân I là vùng đất có phèn tiềm tàng hiện diện trong khoảng 60-80 cm, nhưng là vùng có chế độ nước ngọt không đều, tùy theo điều kiện thời tiết hàng năm mà có năm có nước mặn trong mùa khô khi thời gian mưa đến chậm ở vùng đầu nguồn, do đó sẽ bố trí các loại cây hàng năm có giá trị kinh tế nhưng chịu được điều kiện lợ như: mía, Bắp lai, đậu xanh, đậu nành, mè , Khoai ....., đồng thời cũng xen ít cây ăn trái như mãng cầu ta, vú sửa, xoài, nhản. Do đó khu vực này chủ yếu là bố trí mía và màu.
  • Khu vực đất và bãi bồi ngoài đê tả-hữu thì phí trên gần đầu cồn sẽ bố trí nuôi cá công nghiệp như cá tra, cá basa. Phía dướ tiêp giáp vùng mặn lợ thì bố trí nuôi tôm càng xanh do vùng này nước ngọt chưa đảm bảo quanh năm nên không thích hợp cho các tra hay basa. Vùng ngoài đê phía Nam thì sẽ bố trí nuôi trồng thủy sản nước lợ ngọt như cá kèo, cua...Vùng cửa sông và bờ biển sẽ phát triển tái lập rừng ngập mặn.
  • Khu vực phía Nam của huyện Cù Lao Dung có thời gian mặn lợ trong năm nhất là vào mùa nắng nên theo hướng quy hoạch phát triển và khai thác tiềm năng thì vùng này được bố trí khai thác nuôi trồng thủy sản nước lợ, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú theo định hướng thâm canh có đầu tư. Tuy nhiên trong phương án này thì dọc theo các trục lộ chính của 3 cồn thì vẫn giữ canh tác mía và cây ăn trái với diện tích nhiều hơn từ diện tích màu để đạt diện tích cây ăn trái là 2500 ha để duy trì diện tích theo quy hoạch đồng thời cũng phủ màu xanh trong vùng nuôi tôm rộng lớn (xem bản đồ quy hoạch phương án II). Còn lại là các vùng nuôi tôm theo hướng phát triển từng bước lan dần từ các sông vào phí trong.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Quy hoạch sử dụng đất đai. OpenStax CNX. Aug 08, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10904/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Quy hoạch sử dụng đất đai' conversation and receive update notifications?

Ask