<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Biện pháp canh tác

* đấp mô

Vấn đề đấp mô khi trồng nhãn có ý nghĩa rất quan trọng đến việc điều khiển cho cây ra hoa vì cây có đấp mô rễ cây sẽ thông thoáng, dễ kiểm soát chế độ nước của cây, đặc biệt là khi kích thích ra hoa. Mô trồng nhãn thường có chiều cao từ 40-60 cm và đường kính khoãng 1,0-1,2 m. Ban đầu mô được đấp với kích thước vừa phải, sau đó mô được bồi hằng năm bằng bùn ao.

Hình 5.8 Cây nhãn được trồng trên mô

* tỉa cành, sửa tán

Nhãn là cây mang phát hoa ở chồi tận cùng nên việc tỉa cành để tạo cành tơ mang trái ở vụ sau có ý nghĩa rất quan trọng. Việc cắt, tỉa cành cho cây thông thoáng còn giúp cho tất cả các cành, nhánh trong tán cây có thể nhận được đầy đủ ánh sáng làm cho quá trình quang hợp của cây được đầy đủ. Cành nhánh ốm yếu khả năng ra hoa rất thấp. Do đó, việc tỉa cành đúng cách, cũng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây nhãn, đặc biệt đối với những cây nhãn lâu năm, có nhiều cành lá rậm rạp hiệu quả xủ lý ra hoa rất thấp vì cành nhánh không nhận được đầy đủ ánh sáng.

Việc tỉa cành nhãn bao gồm: Cành mang phát hoa vụ trước nhưng bị rụng trái, cành bị sâu bệnh, cành đan chéo với nhau bên trong mình cây mẹ, cành ốm yếu không có khả năng sinh sản và cành mọc thấp dưới gốc, ở độ cao dưới 1 m. Trong quá trình điều khiển nhãn ra hoa, để nêu rõ vai trò quan trọng của biện pháp tỉa cành và kiểm soát nước, người nông dân đưa ra phương châm: “xiết nước cho khô, tỉa cành cho thoáng”. Việc tỉa cành bên, sát mặt đất giúp cho cây được thông thoáng, trồng cây ở khoảng cách thích hợp để giúp cho cây dễ tượng hoa hơn. Ngoài ra, việc tỉa cành còn giúp cho vùng rễ cây được khô ráo hạn chế được sự ra trái cách năm.

Hình 5.9 Tỉa cành nhãn tiêu da Bò sau khi thu hoạch

* quản lý nước trong vườn

Nhãn đòi hỏi nhu cầu nước rất cao ở giai đoạn ra hoa đến trước khi thu hoạch. Xiết nước, làm cho vùng rễ khô ráo trong thời kỳ kích thích ra hoa, ngăn cản sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây, giúp cho cây nhãn không ra đọt. Ở giai đoạn cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ, nếu có mưa trong giai đoạn nầy sẽ làm rối loạn quá trình phân hóa mầm hoa và có thể làm thất bại việc ra hoa.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số nhà vườn, biện pháp “thụt nước” trong 24-36 giờ nhằm tạo cho cây bị “sốc” cũng có tác dụng kích thích cho cây nhãn Long và nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa ở những vùng đất gần sông Tiền, Sông Hậu có biên độ triều cao và đất có thịt hay cát pha. Tuy nhiên nếu thời gian ngập kéo dài 3-4 ngày có thể làm cho cây nhãn chết.

Nhìn chung, việc đấp mô khi trồng, tỉa cành và tạo tán cho thông thoáng và có hệ thống quản lý nước nhằm tạo điều kiện cho ẩm độ đất khô ráo giúp cho cây nhãn phân hóa mầm hoa, chuyển sang giai đoạn sinh sản.

Hình 5.10 Quản lý mực nước trong vuờn cố định ở độ sâu 60 cm quanh năm ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

* bón phân

Cây nhãn ra hoa trên chồi tận cùng nên sự tạo chồi mới có ý nghĩa quyết định sự ra hoa. Đọt mập, dài thường dễ ra hoa hơn đọt ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công. Do đó, vấn đề bón phân cân đối đạm, lân và kali cho cây ra đọt tốt sau khi thu hoạch là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định đến quá trình ra hoa của cây. Ở Thái Lan, một số tác giả cho rằng nhãn có nhu cầu kali cao nên bón bón phân NPK theo tỉ lệ 1,25:1:1,5 với liều lượng 0,5-1,0 kg/cây 4-7 năm tuổi. Tuy nhiên, nếu bón phân đạm quá nhiều, cây ra nhiều đọt non, đọt quá mập, khi làm bông thường không đạt kết quả mà chỉ ra chồi lá. Varapitirangsee và ctv. (1994) và Varapitirangsee (1990) cho biết rằng việc phun KH2PO4 làm tăng năng suất nhãn và vải vì hai loại cây nầy đòi hỏi Kali rất cao trong thời kỳ sinh sản (Supakamnerd và ctv., 1992).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask