<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Khi nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trong lá liên quan đến khả năng cho trái của cây nhãn, Diczbalis (2002) nhận thấy hàm lượng đạm trong lá cao (hơn 1,8% và đặc biệt là lớn hơn hay bằng 2,0%) thì tỉ lệ ra hoa rất thấp, không ổn định dù có điều kiện khí hậu thích hợp.

Các biện pháp xử lý ra hoa trên cây nhãn

Phương pháp khoanh (xiết) cành

Khoanh (hay xiết) cành nhằm ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống thân, rễ làm tăng tỉ lệ C/N, giúp cho cây phân hóa và hình thành mầm hoa. Đây là biện pháp rất phổ biến được nhà vườn áp dụng để kích thích cho nhãn ra hoa ở ĐBSCL. Biện pháp nầy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ, tình trạng sinh trưởng của cây, kỹ thuật và thời điểm khoanh. Trên giống dễ ra hoa “Phetsakon”, có thể kích thích ra hoa bằng biện pháp khoanh cành cũng làm cho cây nhãn ra hoa sớm và đồng đều (Subhadrabandrahu và Yapwattanaphn, 2000-Wong,2000), trong khi các giống khác thì biện pháp khoanh cành đạt kết quả không ổn định. So sánh hiệu quả của biện pháp khoanh cành và xử lý chlorate kali bằng cách phun lên lá ở nồng độ 2.000 ppm, Charoensri và ctv. (2005) nhận thấy xử lý ở cả hai tuổi lá là 21 và 27 ngày hiệu quả kích thích ra hoa của biện pháp khoanh cành đều cao hơn so với biện pháp phun chlorate kali. Ngoài ra, qua kết quan quan sát dưới kính hiển vi, tác giả cũng nhận thấy mầm hoa xuất hiện 4 tuần sau khi khoanh cành, sớm hơn so với biện pháp phun chlorate kali.

Giống nhãn Long do đặc điểm phát triển chậm, lâu liền da nên khi kích thích cho cây ra hoa người ta thường dùng lưỡi cưa hay kéo có bề dày từ 1-2 mm để khoanh giáp vòng thân hay cành chính của cây gọi là “xiết” hay “sứa” cành. Trong cây nhãn da bò do đặc điểm phát triển mạnh, mau liền da nên phải dùng dao khoanh và lột một đoạn da dài từ 0,5-2 cm để kích thích cho cây ra hoa. Chiều dài của vết khoanh tùy thuộc vào kích thước của cành, và mùa vụ. Cành có thích thước lớn vết khoanh phải dài hơn so với cành nhỏ. Mùa mưa (mùa nghịch) chiều dài vết khoanh thường dài hơn trong mùa khô. Đặc biệt trên giống nhãn Da Bò phải chừa “nhánh thở”, nghĩa là phải chừa lại 1-2 nhánh hay khoảng 20% số cành trên cây trên cây để những cành nầy cung cấp chất đồng hóa nuôi rễ, nếu không cây nhãn sẽ chết. Do có nhiệm vụ là cành có nhiệm nuôi rễ nên những cành chừa lại không khoanh phải là những cành có kích thước tương đối lớn và ở những vị trí thuận lợi cho sự quang hợp. Một số nhà vườn sợ năng suất giảm nên chừa lại những cành “thở” là những cành ốm yếu, khuất tán, quang hợp kém nên mặc dù có nhiều trái, năng suất cao nhưng trái nhãn thường nhỏ so với biện pháp chừa cành thở với kích thước và số lượng thích hợp. Thời điểm khoanh cành thường được căn cứ vào độ trưởng thành của lá thông qua màu sắc của nó. Vào mùa mưa, tiến hành kích thích ra hoa cho nhãn da bò khi lá “lụa” - thời điểm lá có màu đọt chuối non (lá chưa thẳng gân), trong khi mùa khô khoanh cành khi lá “lụa hơi cứng”. Trên giống nhãn Long, khi thấy chồi non vừa tách ra, còn gọi là “hở mỏ”, kết hợp với độ già của lá là có thể tiến hành xiết cành cho cây ra hoa (Hình 5.11).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask