<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Khoanh cành (cinturing) là một trong những biện pháp được dùng để kích thích cho cây vải ra hoa ở Úc. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp khoanh cành tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sinh trưởng của cây, biện pháp tỉa cành, thời điểm khoanh cành, giống, nhiệt độ và điều kiện ẩm độ. Việc khoanh cành liên tục nhiều năm có thể làm cho sự sinh trưởng của cây bị ức chế, cây ra trái cách năm, trái nhỏ, lá bị cuốn, nhánh và cây có thể bị chết (Menzel và Pazton, 1986). Do đó, biện pháp nầy không được khuyến cáo như là một biện pháp chủ yếu để kích thích cho cây vải ra hoa ở Úc (Joubert, 1985).

(a) (b)
Hình 5.11 Thời điểm thích hợp để kích thích ra hoa nhãn. a) Lá non có màu đọt chuối - Tuổi lá thích hợp để khoanh cành kích thích ra hoa trên nhãn tiêu da Bò. B) trên nhãn Long khi thấy chồi ngọn phát triển, “hở mỏ”
(a) (b)
Hình 5.12 Biện pháp khoanh cành kích thích ra hoa nhãn. a) Nhãn tiêu da Bò; b) Nhãn Xuồng Cơm Vàng
Hình 5.13 Khoanh cành quá lớn, vết khoanh không liền sau khi ra hoa

Phương pháp xử lý hóa chất

Chen và ctv. (1984) cho biết xử lý ethephon ở nồng độ 500-1.000 ppm làm cho nhãn ra hoa 87,5% so với đối chứng là 28,6%. Wong (2000) cho biết ethephon có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và phát triển phát hoa nhãn. Phun ethephon ở nồng độ 400 l/L trên giống nhãn “Shixia” đã làm gia tăng hàm lượng cytokinin giúp thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa (Qiu và ctv.,, 2000). Xử lý ethephon đã làm tăng hàm lượng tinh bột và có lẽ có ích cho sự tượng hoa và phát triển của phát hoa (Wong, 2000). Nhằm tìm ra hóa chất có hiệu quả kích thích nhãn ra hoa trong mùa nghịch, Sritontip và ctv. (2005) đã thử nghiệm trên nhiều loại hóa chất như chlorate kali (bằng phun ở nồng độ 1.000 ppm, tưới vào đất với liều lượng 5 g/m2), NaOCl (50 mL/m2), KNO3 (2,5%) và thiourea (0,5%). Kết quả cho thấy hóa chất chlorate kali ở hai biện pháp phun hay tưới vào đất đều có tỉ lệ ra hoa cao trong khi Nitrate kali và Thiourea có tỉ lệ ra đọt rất cao.

Paclobutrazol là chất ức chế quá trình sinh tổng hợp gibberellin, có hiệu quả kích thích ra hoa trên nhiều loại cây ăn trái, tuy nhiên hiệu quả kích thích ra hoa trên cây nhãn không ổn định. Huang (1996) cho biết paclobutrazol thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa, phát hoa ngắn nhưng kết trái chặt nên làm tăng năng suất nhãn “Fuyan” ở Trung Quốc. Ở Thái Lan, Voon và ctv. (1992) cho biết rằng xử lý paclobutrazol bằng cách phun đều lên lá ở nồng độ từ 500-1.000 ppm có thể kích thích nhãn ra hoa nhưng kết quả không ổn định. Trong khi đó, Subhadrabandhu và Yapwattanphun (2001) cho rằng hóa chất nầy thất bại trong việc kích thích ra hoa nhãn. Cũng có cơ chế tác dộng tương tự như paclobutrazol, nhưng Nie và ctv., (2004) tìm thấy uniconazole ở các nồng độ 50, 100, 200 và 400 mg/L có tác dụng làm tăng năng suất và đường tổng số nhưng làm giảm trọng lượng trái trên giống nhãn Shixia ở Trung Quốc.

Ở Thái Lan, nghiên cứu nồng độ Chlorate kali xử lý ra hoa cho nhãn bằng các tưới vào đất, Manochai và ctv. (2005) nhận thấy có sự đáp ứng khác nhau giữa hai giống nhãn Si-Chompoo và Edaw. Giống Si-Chompoo ra hoa 100% ở nồng độ 1 g/m2 trong khi giống E-Daw ra hoa 86% ở nồng độ 4 g/m2. Tuy nhiên, cả hai giống đều ra hoa sau khi xử lý hóa chất 21 ngày. Nghiên cứu xử lý Chlorate kali bằng biện pháp phun lên lá (Sritumtip và ctv.,, thông tin cá nhân, dẫn bởi Manochai và ctv.,, 2005) ở nồng độ 2.000 ppm làm rụng lá và hiệu quả không khác biệt giữa 1.000 và 2.000 ppm. Tác giả cũng nhận thấy biện pháp phun lên lá có hiệu quả khác nhau tùy theo mùa trên giống E-daw, trong đó mùa nóng tỉ lệ ra hoa thấp (12%), trung bình trong mùa mưa (63%) và tốt nhất trong mùa lạnh (93%). Nghiên cứu biện pháp tiêm vào thân trên giống Si-Chompoo, Wiriya-alongkone và ctv.,, (1999) nhận thấy đây là biện pháp có thể thay thế cho biện pháp tưới vào đất hay phun lên lá nhằm giảm ảnh hưởng đến cây hay môi trường đất. Ở liều lượng 0,25 g/cm đường kính cành tương đương với 8 g/m2 qua biện pháp tưới hay nồng độ 1.000 ppm bằng biện pháp phun lên lá tỉ lệ ra hoa đạt 80% sau 5 tuần và 90% sau 7 tuần. Khảo sát ảnh hưởng của mùa vụ lên sự ra hoa của giống nhãn E-daw bằng cách tưới vào đất với liều lượng 4 g/m2, Manochai và ctv., (2005) nhận thấy tương tự như biện pháp phun lên lá, hiệu quả kích thích ra hoa khác biệt giữa các tháng trg năm. Trong mùa lạnh và khô (từ tháng 10-12 và 3-4) tỉ lệ ra hoa đạt trên 80% nhưng tỉ lệ ra hoa đạt dưới 50% khi kích thích ra hoa trong mùa mưa (từ tháng 5-9). Tuổi lá khi xử lý Chlorate kali cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa. Manochai và ctv., (2005) nhận thấy lá non 10 ngày tuổi không ra hoa trong khi lá 40-45 ngày tuổi (hơi cứng) tỉ lệ ra hoa 85% sau 45 ngày và đạt 100% sau 60 ngày ở liều lượng 8 g/m2. Ở liều lượng 8 g/m2 tác giả cũng nhận thấy thời gian phục hồi cần thiết cho hai vụ liên tiếp nhau không khác biệt tuy nhiên, chiều dài phát hoa giảm nếu thời gian giữa hai vụ ngắn hơn ba tháng.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask