<< Chapter < Page Chapter >> Page >
  • Đồng là một chất ngăn cản cầu nối SH.
  • Những chất ngăn cản SH khác như: Thủy ngân, bạc, Tungstate và iode thúc đẩy sự ra hoa trên cây L. paucicostata 6747 trong ngày dài và ngăn cản nó trong cây L. gibba G3
  • Hiệu quả của tất cả những chất nầy hoàn toàn vô hiệu bởi cysterin

Tanaka và Takimoto (1974) cho rằng enzym-SH thì bao gồm trong sự mẫn cảm với quang kỳ. Ngoài ra, đồng còn điều chỉnh mức độ IAA trong cây xuyên qua sự tác động kết hợp của nó trên hoạt động khử phenol, mức độ IAA có thể trở lại kiểm soát sự khởi phát hoa. Sự thiếu chất đồng làm cho ngũ cốc không có hạt do việc thiếu chất đồng nghiêm trọng sẽ làm ngăn cản sự hình thành hạt phấn, số hạt phấn trên bao phấn được sản xuất ít hơn và khả năng sống của hạt phấn cũng kém đi làm giảm tỉ lệ đậu trái (Graham, 1975).

Chất sắt: Dường như cần thiết cho sự cảm ứng quang kỳ và không cần thiết cho quá trình ra hoa tiếp theo như trong sự trao đổi chất thông thường. Sự thiếu sắt cũng ngăn cản hoặc làm xáo trộn lớn sự khởi phát hoa trên cây Xanthium trong lúc các yếu tố khác thì ít cần thiết hơn. Tuy nhiên, cách mà nguyên tố sắt can thiệp vào sự cảm ứng thì chưa được biết.

Molybden cũng ảnh hưởng lên sự sản xuất và khả năng sống của hạt phấn. Bo cũng ảnh hưởng lên sự thụ tinh nhưng chất Bo cần thiết cho sự phát triển của ống phấn.

Sự khô hạn

Sự khô hạn được xem là có vai trò chủ yếu trong sự ra hoa xoài ở vùng gần xích đạo vì ở vùng nầy nhiệt độ tối thiểu hàng năm cao không đủ kích thích cho sự ra hoa xoài so với các vùng Á nhiệt đới (Davenport, 1992). Cây xoài được xem là cây có khả năng chịu hạn và cơ chế chịu hạn của nó dựa trên khả năng duy trì tiềm thế nước trong lá hơn là khả năng chống lại sự thiệt hại của tế bào (Whiley, 1993). Trong điều kiện khô hạn, hàm lượng proline sẽ được tích lũy nhưng nó không tăng trong lá trong thời kỳ ra hoa (Rameshwar, 1988). Trên lá cây táo con, Wang và Steffens (1985) nhận thấy khi bị khô hạn hàm lượng các loại polyamin tự do như putrescine và spermidine tăng 34 và 85%.

Trong điều kiện khô hạn tự nhiên từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau ở Kamphaen Saen, Campus, Đại Học Kasetsart, Thái Lan, Pongsomboon và csv. (1997) cho biết tiềm thế nước trong lá (L) tương đối cao ở giữa tháng 11 (-0,31 MPa) và thấp nhất vào cuối tháng 12 (-0,82 MPa). Khảo sát ảnh hưởng của sự khô hạn (water stress) lên sự ra hoa của cây xoài, bơ và vải, Chaikiattiyos và csv. (1994) cho biết sự khô hạn trong 2, 4, 8 tuần ngăn cản sự sinh trưởng dinh dưỡng và kéo dài sự ra hoa cho tới khi cây được tưới trở lại. Trên cây xoài Nam Dok Mai, Pongsomboon (1991) ghi nhận sự khô hạn trong 5 tuần tiềm thế nước của lá (L) vào buổi sáng sớm giảm xuống -0,8MPa và cây ra hoa sau khi tưới lại 3 tuần. Tỉ lệ chồi ra hoa tương quan thuận với tiềm thế nước cao trong lá, tỉ lệ ra hoa đạt 90% khi tiềm nước của lá duy trì ở mức lớn hơn -0,75 MPa. Tuy vậy trong một thí nghiệm khác cũng trên xoài Nam Dok Mai trồng trong chậu đặt trong điều kiện rất đầy đủ ánh sáng ở chế độ nhiệt độ 30oC/20oC và tiềm thế nước vào buổi sáng là -1,5 MPa nhưng kết quả là không có cây nào ra hoa sau khi tưới nước trở lại. Núnẽz-Elisea và Davenport (1994) cho biết trong điều kiện nhiệt độ thấp thích hợp cho sự ra hoa xoài (trung bình 15oC) thì sự khô hạn sau 35 ngày (L = -3,1  0,31 MPa) đã làm giúp cho sự phá miên trạng mầm hoa sớm hơn 2 tuần. Qua đó cho thấy sự khô hạn không phải là yếu tố quyết định sự ra hoa xoài.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask