<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Để giải thích vai trò của chất đạm và chất carbohydrate biến đổi trên sự ra hoa xoài, Chadha và Pal (1986) khẳng định rằng trong nhiều trường hợp không có sự liên quan giữa sự phân hóa mầm hoa với chất đạm và carbohydrate trong chồi nhưng chất đạm và carbohydrate dự trữ giữ vai trò quan trọng trong sự phân hóa mầm hoa, mặc dù đây không phải là yếu tố đầu tiên. Phavaphutanon và csv. (2000) khảo sát sự biến đổi của các chất carbohydrate không cấu trúc (TNS-total non-structural carbohydrate) trên xoài Nam Dok Mai dưới ảnh hưởng của việc xử lý PBZ cho thấy rằng sự tích lũy của chất carbohydrate liên quan đến sự dừng của sự sinh trưởng dinh dưỡng. Khi cây xuất hiện 2-3 đợt đọt đã gây ra sự biến động của TNC trong chồi tận cùng. Sự suy giảm của TNS dự trữ cho thấy rằng quá trình ra đọt và ra hoa đã đòi hỏi một lượng rất lớn các sản phẩm đồng hóa nhưng đã không được đáp ứng đầy đủ và các chất carbohydrate dự trữ trong lá là nguồn cung cấp dễ dàng hơn trong thân. Trong giai đoạn ra hoa, kết quả cho thấy rằng hàm lượng TNS giảm rất mạnh ở chồi vừa mới hình thành. Điều nầy cho thấy rằng chồi mới hình thành là nguồn cung cấp chất carbohydrate chính cho sự sinh trưởng và phát triển mà đặc biệt là sự ra hoa, do đó việc kích thích cho hình thành chồi mới mập, mạnh sau khi thu hoạch là rất cần thiết. Việc xử lý PBZ đã làm tích lũy sớm TNS trong chồi và kích thích ra hoa trong mùa nghịch.
Gazit (1960, trích dẫn bởi Whiley, 1989) tìm thấy rằng chồi ra hoa có hàm lượng tinh bột cao hơn so với chồi không ra hoa trong lúc Suryanarayana (1978) cho biết hàm lượng tinh bột cao trong thân và lá có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện.sự ra hoa và tăng khả năng sản suất của cây xoài. Tuy nhiên, qua kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của các chế độ nhiệt độ lên sự tích lũy chất khô và tinh bột của 10 giống xoài, Whiley và csv. (1989) và Kulkarni (2002) cho rằng không có bằng chứng gì cho thấy rằng hàm lượng tinh bột cao thúc đẩy sự khởi phát hoa mà được kiểm soát bởi một yếu tố nội sinh khác bên trong cây xoài. Pathak và Pandey (1978) báo cáo rằng có sự tích lũy chất đạm trước khi ra hoa trên xoài Dashehari. Hơn nữa, cây mà mùa trước mang nhiều trái và hiện tại không có ra hoa nhưng có hàm lượng chất đạm thấp hơn so với cây sinh sản (Fierro và Ulloa, 1991).
Ngoài hiệu quả điều chỉnh sự tượng hoa trong môi trường thích hợp cho sự ra hoa, dinh dưỡng khoáng còn có tác dụng biến đổi chất lượng căn bản những đòi hỏi căn bản sự ra hoa ở một số loài. Như trường hợp trên cây Geum, là một cây đòi hỏi có nhiệt lạnh cho sự ra hoa, thì ở một mức độ dinh dưỡng và bức xạ cao có thể thay thế được sự thọ hàn. Trên một số cây ngày dài (Sinapis), Deltour(1970) đã đạt được thành công 100% sự tượng hoa trên đỉnh bằng cách giảm lượng đạm trong sự hiện diện của một lượng đường tối hảo hoặc đối với cây ngày ngắn như Pharbitis tượng hoa trong điều kiện chiếu sáng liên tục trong tình trạng dinh dưỡng kém so với cây trong cùng điều kiện nhưng nếu bón phân đầy đủ sẽ không tượng hoa. Qua một số trường hợp trình bày trên cho thấy rằng sự tượng hoa, ít nhất trong một số trường hợp, gắn với chất dinh dưỡng mà trong đó, chất đạm dường như là yếu tố quan trọng.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?