<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Trên cây táo, dạng hoặc thời gian bón chất đạm có ảnh hưởng đến sự ra hoa nhiều hơn lượng phân bón. Dạng đạm ammonium có hiệu quả nhiều lên sự kích thích ra hoa hơn đạm dạng nitrate. Buban và csv. (1978) cho biết rằng ammmonium giúp cho sự vận chuyển của CYT từ rễ lên thân tốt hơn đạm dạng nitrat. Đạm ammonium làm gia tăng số mầm hoa trong khi đạm nitrat thúc đẩy sự kéo dài hoa. (Bảng 3.4).

Trên cây cam Lovatt và csv. (1988) nhận thấy hàm lượng tinh bột và đạm dạng ammonium trong lá có liên quan đến cường độ ra hoa trong khi đường glucose, đạm tổng số và đạm dạng nitrate không có liên quan đến sự khởi phát hoa.

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các dạng đạm lên sự ra hoa

Dạng đạm Chiều dài chồi (cm) Số chồi bên (spurs) Tỉ lệ số mầm hoa xuất hiện (%) CYT1 (nmol/100g TL tươi)
NO3-N 326 6,4 7,4 0,002
NH4- NO3 268 6,0 8,2 0,373
NH4- N 209 8,9 20,7 0,830

1 CYT: Cytokinin

Nguồn: Guo và csv. (1992)

Chất lân

Trên cây táo, hầu như số hoa trên cây có tương quan tuyến tính với hàm lượng chất lân trong lá (Bould và Parfitt, 1973). Menary và van Staden (1976) cho biết có sự tương quan thuận giữa sự bón phân lân và hàm lượng CYT vì CYT thúc đẩy hiệu quả của chất lân trong việc hình thành hoa (Horgan và Wareing, 1980).

Quan tâm đến vai trò của chất lân trong quá trình phân hóa mầm hoa và phát triển trái xoài, Narwadkar và Pandey, (1988) cho biết bón phân lân sớm ở thời kỳ trước khi phát triển trái phát triển có thể kích thích cho sinh trưởng trong mùa xuân. Hàm lượng chất lân thấp không thúc đẩy sự ra hoa (Singh và Singh, 1973) nhưng hàm lượng chất lân trong chồi cao rất thích hợp cho sự khởi phát hoa ở giống xoài Dashehari (Chadha và Pal, 1986).

Chất kali

Chất kali cũng cho kết quả tương tự như đối với chất lân. Mức độ kali trong lá thấp có liên quan với tỉ lệ hoa cái bất thụ và điều nầy có thể thay thế bằng việc phun CYT do ảnh hưởng của kali lên mức độ CYT trong cây.

Yếu tố vi lượng (trace elements)

Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy nếu cung cấp một lượng nhỏ đồng nhị (Cu2+) trong môi trường tinh khiết thì loại trừ được yêu cầu ngày ngắn. So sánh hiệu quả của các loại khoáng vi lượng cho thấy thủy ngân (Hg) hiệu quả kém hơn đồng (Cu), trong khi Cd, Coban (Co), Crom (Cr), Mangan (Mn), Nicken (Ni), Chì (Pb) và kẽm (Zn) thì không có hiệu quả. Ngoài ra, khi thêm Cu2+ vào môi trường tinh khiết sẽ ngăn cản sự ra hoa trong ngày dài.

Pieterse (1970,1977) và nhóm cộng tác viên tìm thấy rằng EDDHA có hiệu quả cho phép cây ngày dài L. gibba khởi phát hoa ngay cả trong điều kiện chiếu sáng 9 giờ (ngày ngắn). Lần nữa, cho thấy rằng Cu2+ bao gồm trong hiệu quả nầy vì tăng sự cung cấp đồng ngăn cản sự ra hoa trong sự chiếu sáng liên tục. Tuy nhiên nồng độ đồng quá cao có thể làm rối loạn hiệu quả cảm ứng ra hoa trên cây bèo tấm (duckweeds). Trên cây Chrysanthenum morifolium Cu2+ rất cần thiết cho sự ra hoa tuy nhiên ở nồng độ thấp hơn 0,0015 ppm thì hầu như hoàn toàn ngăn cản sự ra hoa.

Đồng (Cu2+) có vai trò trong sự cảm ứng quang kỳ hơn là ở các giai đoạn sau của sự khởi phát hoa của cây duck weeds. Hillman cho rằng Cu2+ tham gia vào hoạt động của hệ sắc tố có lẽ ảnh hưởng lên hệ thống màng tế bào mẫn cảm kim loại, vì:

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask