<< Chapter < Page Chapter >> Page >

MyFunc(5, 7, , 8); // Lỗi do các tham số bị bỏ phải liên tiếp nhau

Phép tham chiếu

Trong C, hàm nhận tham số là con trỏ đòi hỏi chúng ta phải thận trọng khi gọi hàm. Chúng ta cần viết hàm hoán đổi giá trị giữa hai số như sau:

void Swap(int *X, int *Y);

{

int Temp = *X;

*X = *Y;

*Y = *Temp;

}

Để hoán đổi giá trị hai biến A và B thì chúng ta gọi hàm như sau:

Swap(&A,&B);

Rõ ràng cách viết này không được thuận tiện lắm. Trong trường hợp này, C++ đưa ra một kiểu biến rất đặc biệt gọi là biến tham chiếu (reference variable). Một biến tham chiếu giống như là một bí danh của biến khác. Biến tham chiếu sẽ làm cho các hàm có thay đổi nội dung các tham số của nó được viết một cách thanh thoát hơn. Khi đó hàm Swap() được viết như sau:

void Swap(int&X, int&Y);

{

int Temp = X;

X = Y;

Y = Temp ;

}

Chúng ta gọi hàm như sau :

Swap(A, B);

Với cách gọi hàm này, C++ tự gởi địa chỉ của A và B làm tham số cho hàm Swap(). Cách dùng biến tham chiếu cho tham số của C++ tương tự như các tham số được khai báo là Var trong ngôn ngữ Pascal. Tham số này được gọi là tham số kiểu tham chiếu (reference parameter). Như vậy biến tham chiếu có cú pháp như sau :

data_type&variable_name;

Trong đó:

data_type: Kiểu dữ liệu của biến.

variable_name: Tên của biến

Khi dùng biến tham chiếu cho tham số chỉ có địa chỉ của nó được gởi đi chứ không phải là toàn bộ cấu trúc hay đối tượng đó như hình 2.14, điều này rất hữu dụng khi chúng ta gởi cấu trúc và đối tượng lớn cho một hàm.

Hình 2.14: Một tham số kiểu tham chiếu nhận một tham chiếu tới một biến được chuyển cho tham số của hàm.

Ví dụ 2.12: Chương trình hoán đổi giá trị của hai biến.

#include<iostream.h>

//prototype

void Swap(int&X,int&Y);

int main()

{

   int X = 10, Y = 5;

   cout<<"Truoc khi hoan doi: X = "<<X<<",Y = "<<Y<<endl;

   Swap(X,Y);

 cout<<"Sau khi hoan doi: X = "<<X<<",Y = "<<Y<<endl;

   return 0;

}

void Swap(int&X,int&Y)

{

    int Temp=X;

    X=Y;

    Y=Temp;

}

Chúng ta chạy ví dụ 2.12 , kết quả ở hình 2.15

Hình 2.15: Kết quả của ví dụ 2.12

Đôi khi chúng ta muốn gởi một tham số nào đó bằng biến tham chiếu cho hiệu quả, mặc dù chúng ta không muốn giá trị của nó bị thay đổi thì chúng ta dùng thêm từ khóa const như sau :

int MyFunc(const int&X);

Hàm MyFunc() sẽ chấp nhận một tham số X gởi bằng tham chiếu nhưng const xác định rằng X không thể bị thay đổi.

Biến tham chiếu có thể sử dụng như một bí danh của biến khác (bí danh đơn giản như một tên khác của biến gốc), chẳng hạn như đoạn mã sau :

int Count = 1;

int&Ref = Count;  //Tạo biến Ref như là một bí danh của biến Count

++Ref; //Tăng biến Count lên 1 (sử dụng bí danh của biến Count)

Các biến tham chiếu phải được khởi động trong phần khai báo của chúng và chúng ta không thể gán lại một bí danh của biến khác cho chúng. Chẳng hạn đoạn mã sau là sai:

int X = 1;

int&Y; //Lỗi: Y phải được khởi động.

Khi một tham chiếu được khai báo như một bí danh của biến khác, mọi thao tác thực hiện trên bí danh chính là thực hiện trên biến gốc của nó. Chúng ta có thể lấy địa chỉ của biến tham chiếu và có thể so sánh các biến tham chiếu với nhau (phải tương thích về kiểu tham chiếu).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Co nuoi. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10760/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Co nuoi' conversation and receive update notifications?

Ask