<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
1: #include<iostream.h>
2: #include<stdlib.h>
3: #include<new.h>
4:
5: void MyHandler();
6:
7: unsigned long I = 0; 9;
8: void main()
9: {
10: int *A;
11: _new_handler = MyHandler;
12: for( ; ; ++I)
13: A = new int;
14:
15: }
16:
17: void MyHandler()
18: {
19: cout<<"Lan cap phat thu "<<I<<endl;
20: cout<<"Khong con du bo nho!"<<endl;
21: exit(1);
22: }
Sử dụng con trỏ _new_handler chúng ta phải include file new.h như ở dòng 3. Chúng ta chạy ví dụ 2.8 , kết quả ở hình 2.10.
Hình 2.10: Kết quả của ví dụ 2.8
Thư viện cũng còn có một hàm được định nghĩa trong new.h là hàm có prototype sau :
void ( * set_new_handler(void (* my_handler)() ))();
Hàm set_new_handler() dùng để gán một hàm cho _new_handler.
1: #include<iostream.h>
2: #include<new.h>
3: #include<stdlib.h>
4:
5: void MyHandler();
6:
7: int main(void)
8: {
9:
10: char *Ptr;
11:
12: set_new_handler(MyHandler);
13: Ptr = new char[64000u];
14: set_new_handler(0); //Thiết lập lại giá trị mặc định
15: return 0;
16: }
17:
18: void MyHandler()
19: {
20: cout<<endl<<"Khong con du bo nho";
21: exit(1);
22 }
Chúng ta chạy ví dụ 2.9 , kết quả ở hình 2.11
Hình 2.11: Kết quả của ví dụ 2.9
Một chương trình có cấu trúc tốt sử dụng các hàm để chia chương trình thành các đơn vị độc lập có logic riêng. Tuy nhiên, các hàm thường phải chứa một loạt các xử lý điểm vào (entry point): tham số phải được đẩy vào stack, một lệnh gọi phải được thực hiện và sau đó việc quay trở về cũng phải được thực hiện bằng cách giải phóng các tham số ra khỏi stack. Khi các xử lý điểm vào chậm chạp thường các lập trình viên C phải sử dụng cách chép lập lại các đoạn chương trình nếu muốn tăng hiệu quả.
Để tránh khỏi phải xử lý điểm vào, C++ trang bị thêm từ khóa inline để loại việc gọi hàm. Khi đó trình biên dịch sẽ không biên dịch hàm này như một đoạn chương trình riêng biệt mà nó sẽ được chèn thẳng vào các chỗ mà hàm này được gọi. Điều này làm giảm việc xử lý điểm vào mà vẫn cho phép một chương trình được tổ chức dưới dạng có cấu trúc. Cú pháp của hàm inline như sau :
inline data_type function_name ( parameters )
{
……………………………..
}
Trong đó:data_type: Kiểu trả về của hàm.
Function_name:Tên của hàm.
Parameters: Các tham số của hàm.
Ví dụ 2.10: Tính thể tích của hình lập phương
1: #include<iostream.h>
2: inline float Cube(float S)
3: {
4: return S*S*S;
5: }
6:
7: int main()
8: {
9: cout<<"Nhap vao chieu dai canh cua hinh lap phuong:";
10: float Side;
11: cin>>Side;
12: cout<<"The tich cua hinh lap phuong = "<<Cube(Side);
13: return 0;
14: }
Chúng ta chạy ví dụ 2.10 , kết quả ở hình 2.12
Hình 2.12: Kết quả của ví dụ 2.10
Chú ý:
Sử dụng hàm inline sẽ làm cho chương trình lớn lên vì trình biên dịch chèn đoạn chương trình vào các chỗ mà hàm này được gọi. Do đó thường các hàm inline thường là các hàm nhỏ, ít phức tạp.
Các hàm inline phải được định nghĩa trước khi sử dụng. Ở ví dụ 2.10 chúng ta sửa lại như sau thì chương trình sẽ bị báo lỗi:
#include<iostream.h>
float Cube(float S);
int main()
{
cout<<"Nhap vao chieu dai canh cua hinh lap phuong:";
Notification Switch
Would you like to follow the 'Co nuoi' conversation and receive update notifications?