<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
C++ xem const cũng như #define nếu như chúng ta muốn dùng hằng có tên trong chương trình. Chính vì vậy chúng ta có thể dùng const để quy định kích thước của một mảng như đoạn mã sau:
const int ArraySize = 100;
int X[ArraySize];
Khi khai báo một biến const trong C++ thì chúng ta phải khởi tạo một giá trị ban đầu nhưng đối với ANSI C thì không nhất thiết phải làm như vậy (vì trình biên dịch ANSI C tự động gán trị zero cho biến const nếu chúng ta không khởi tạo giá trị ban đầu cho nó).
Phạm vi của các biến const giữa ANSI C và C++ khác nhau. Trong ANSI C, các biến const được khai báo ở bên ngoài mọi hàm thì chúng có phạm vi toàn cục, điều này nghĩa là chúng có thể nhìn thấy cả ở bên ngoài file mà chúng được định nghĩa, trừ khi chúng được khai báo là static. Nhưng trong C++, các biến const được hiểu mặc định là static.
Trong C++, các struct và union thực sự các các kiểu class. Tuy nhiên có sự thay đổi đối với C++. Đó là tên của struct và union được xem luôn là tên kiểu giống như khai báo bằng lệnh typedef vậy.
Trong C, chúng ta có thể có đoạn mã sau :struct Complex{float Real;float Imaginary;};…………………..struct Complex C; | Trong C++, vấn đề trở nên đơn giản hơn:struct Complex{float Real;float Imaginary;};…………………..Complex C; |
Quy định này cũng áp dụng cho cả union và enum. Tuy nhiên để tương thích với C, C++ vẫn chấp nhận cú pháp cũ.
Một kiểu union đặc biệt được thêm vào C++ gọi là union nặc danh (anonymous union). Nó chỉ khai báo một loạt các trường(field) dùng chung một vùng địa chỉ bộ nhớ. Một union nặc danh không có tên tag, các trường có thể được truy xuất trực tiếp bằng tên của chúng. Chẳng hạn như đoạn mã sau:
union
{
int Num;
float Value;
};
Cả hai Num và Value đều dùng chung một vị trí và không gian bộ nhớ. Tuy nhiên không giống như kiểu union có tên, các trường của union nặc danh thì được truy xuất trực tiếp, chẳng hạn như sau:
Num = 12;
Value = 30.56;
Toán tử định phạm vi (scope resolution operator) ký hiệu là ::, nó được dùng truy xuất một phần tử bị che bởi phạm vi hiện thời.
1: #include<iostream.h>
2: int X = 5;
3: int main()
4: {
5: int X = 16;
6: cout<<"Bien X ben trong = "<<X<<"\n";
7: cout<<"Bien X ben ngoai = "<<::X<<"\n";
8: return 0;
9: }
Chúng ta chạy ví dụ 2.5 , kết quả ở hình 2.6
Hình 2.6: Kết quả của ví dụ 2.5
Toán tử định phạm vi còn được dùng trong các định nghĩa hàm của các phương thức trong các lớp, để khai báo lớp chủ của các phương thức đang được định nghĩa đó. Toán tử định phạm vi còn có thể được dùng để phân biệt các thành phần trùng tên của các lớp cơ sở khác nhau.
Trong các chương trình C, tất cả các cấp phát động bộ nhớ đều được xử lý thông qua các hàm thư viện như malloc(), calloc() và free(). C++ định nghĩa một phương thức mới để thực hiện việc cấp phát động bộ nhớ bằng cách dùng hai toán tử new và delete. Sử dụng hai toán tử này sẽ linh hoạt hơn rất nhiều so với các hàm thư viện của C.
Đoạn chương trình sau dùng để cấp phát vùng nhớ động theo lối cổ điển của C.int *P;P = malloc(sizeof(int));if (P==NULL)printf("Khong con du bo nho de cap phat\n");else{*P = 290;printf("%d\n", *P);free(P);} | Trong C++, chúng ta có thể viết lại đoạn chương trình trên như sau:int *P;P = new int;if (P==NULL)cout<<"Khong con du bo nho de cap phat\n";else{*P = 290;cout<<*P<<"\n";delete P;} |
Notification Switch
Would you like to follow the 'Co nuoi' conversation and receive update notifications?