<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
+Tiếp điểm vuốt má: tiếp điểm động kiểu sống dao có thể trượt giữa hai vuốt tròn (làm tiếp điểm tĩnh) lò xo và dây được nối chặt với vuốt.
+Tiếp điểm chổi: tiếp điểm động hình chổi gồm những lá đồng mỏng 0,1 0,2 mm xếp lại trượt lên sống dao tiếp điểm tĩnh. Để tăng lực ép trên tiếp điểm hình chổi thì thường có thêm bản đàn hồi. Loại này khi chổi bị cháy sẽ làm điện trở tăng nhanh do đó ít dùng làm tiếp điểm hồ quang.
Hình 2-3:Dạng một số tiếp xúc đóng mở: a) Tiếp điểm ngón, b) Tiếp điểm bắc cầu, c)Tiếp điểm kiểu cắm, d) Tiếp điểm kiểu đối diện, e) Tiếp điểm kiểu lưỡi, h) Tiếp điểm kiểu thủy ngân, g) Tiếp điểm kiểu vuốt má
+Tiếp điểm cắm: thường được dùng ở cầu dao, cầu chì, dao cách li,...áp lực lên tiếp điểm động khoảng P = (0,3 0.6) kg/cm2.
Nguyên nhân hư hỏng tiếp xúc có rất nhiều, ta xét một số nguyên nhân chính sau:
a.1) Ăn mòn kim loại
Trong thực tế chế tạo dù gia công thế nào thì bề mặt tiếp xúc tiếp điểm vẫn còn những lỗ nhỏ li ti. Trong vận hành hơi nước và các chất có hoạt tính hóa học cao thấm vào và đọng lại trong những lỗ nhỏ đó sẽ gây ra các phản ứng hóa học tạo ra một lớp màng mỏng rất giòn. Khi va chạm trong quá trình đóng lớp màng này dễ bị bong ra. Do đó bề mặt tiếp xúc sẽ bị mòn dần, hiện tượng này gọi là hiện tượng ăn mòn kim loại.
a.2) Oxy hóa
Môi trường xung quanh làm bề mặt tiếp xúc bị oxy hóa tạo thành lớp oxit mỏng trên bề mặt tiếp xúc, điện trở suất của lớp oxit rất lớn nên làm tăng Rtx dẫn đến gây phát nóng tiếp điểm. Mức độ gia tăng Rtx do bề mặt tiếp xúc bị oxy hóa còn tùy nhiệt độ. Ở 20-30oC có lớp oxít dày khoảng 25.10-6mm. Theo thí nghiệm tiếp điểm đồng để ngoài trời sau một tháng Rtx tăng lên khoảng 10%. Ở nhiệt độ lớn hơn 700C sự oxit hóa rất nhanh. Theo thí nghiệm ở 1000C sau chỉ một giờ Rtx của tiếp điểm đồng tăng khoảng 50 lần. Ngoài ra việc luân phiên bị đốt nóng và làm nguội cũng tăng quá trình ôxit hóa.
a.3) Điện thế hóa học của vật liệu tiếp điểm
Mỗi chất có một điện thế hóa học nhất định. Lấy H làm gốc có điện thế âm (-) thì ta có bảng một số kim loại có điện thế hóa học như bảng sau:
Bảng 2.3: Điện thế hóa học của một số kim loại
Kim loại | Ag Cu | H Sn | Ni Co | Fe Al |
Điện thế hóahọc [ V]. | +0.8 +0.345 | 0 -0.14 | - 0.2 -0.255 | -0.44 - 1.34 |
Hai kim loại có điện thế hóa học khác nhau khi tiếp xúc sẽ tạo nên một cặp hiệu điện thế hóa học, giữa chúng có một hiệu điện thế. Nếu bề mặt tiếp xúc có nước xâm nhập sẽ có dòng điện chạy qua, và kim loại có điện thế học âm hơn sẽ bị ăn mòn trước làm nhanh hỏng tiếp điểm.
a.4) Hư hỏng do điện
Thiết bị̣ điện vận hành lâu ngày hoặc không được bảo quản tốt lò xo tiếp điểm bị hoen rỉ yếu đi sẽ không đủ lực ép vào tiếp điểm. Khi có dòng điện chạy qua, tiếp điểm dễ bị phát nóng gây nóng chảy, thậm chí hàn dính vào nhau. Nếu lực ép tiếp điểm quá yếu có thể phát sinh tia lửa làm cháy tiếp điểm. Ngoài ra, tiếp điểm bị bẩn, rỉ sẽ tăng điện trở tiếp xúc, gây phát nóng dẫn đến hao mòn nhanh tiếp điểm.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?