<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
b) Các biện pháp khắc phục
Để bảo vệ tiếp điểm khỏi bị rỉ và để làm giảm nhỏ điện trở tiếp xúc có thể thực hiện các biện pháp sau:
b.1) Đối với những tiếp xúc cố định nên bôi một lớp mỡ chống rỉ hoặc quét sơn chống ẩm.
b.2) Khi thiết kế ta nên chọn những vật liệu có điện thế hóa học giống nhau hoặc gần bằng nhau cho từng cặp.
b.3) Nên sử dụng các vật liệu không bị oxy hóa làm tiếp điểm.
b.4) Mạ điện các tiếp điểm: với tiếp điểm đồng, đồng thau thường được mạ thiếc, mạ bạc, mạ kẽm còn tiếp điểm thép thường được mạ cađini, niken, kẽm,...
b.5) Thay lò xo tiếp điểm: những lò xo đã rỉ, đã yếu làm giảm lực ép sẽ làm tăng điện trở tiếp xúc, cần lau sạch tiếp điểm bằng vải mềm và thay thế lò xo nén khi lực nén còn quá yếu.
b.6) Kiểm tra sửa chữa cải tiến: cải tiến thiết bị dập hồ quang để rút ngắn thời gian dập hồ quang nếu điều kiện cho phép.
Khi có ngắn mạch, nhiệt độ chỗ tiếp xúc tăng cao làm giảm tính đàn hồi và cường độ cơ khí của tiếp điểm. Nhiệt độ cho phép khi ngắn mạch quy định:
-Với đồng, đồng thau: [ ] = (200 300)0C
-Nhôm: [ ] = (150 200)0C
Tùy thời gian ngắn mạch có mật độ dòng điện cho phép khác nhau như bảng 2-4.
Bảng 2.4: Mật độ dòng điện cho phép
Vật liệu tiếp xúc | Mật độ dòng điện cho phép jcp [A/mm2 ] | |||
Thời gian ngắn mạch [s] | 1s | 5s | 10s | |
Đồng | 152 | 67 | 48 | |
Đồng thau | 75 | 38 | 27 | |
Nhôm | 89 | 40 | 28 |
Ngoài ra còn tùy tình trạng làm việc của tiếp điểm khi ngắn mạch xảy ra như:
-Tiếp điểm ở vị trí đóng khi ngắn mạch
Theo công thức kinh nghiệm Butkêvich: Im = K. (2.7)
Với: Im: dòng điện biên độ làm tiếp điểm nóng chảy hàn dính.
K: hệ số tùy vật liệu làm tiếp điểm và số điểm tiếp xúc.
F: lực nén lên tiếp điểm, F = (20 50) kg.
Hệ số K trong một số trường hợp cụ thể sau:
+ Tiếp điểm chổi đồng, đồng thau: K= 3000 đến 4000
+ Tiếp điểm hình ngón bằng đồng: K= 4100.
+ Tiếp điểm kiểu cắm đồng, đồng thau: K= 6000.
-Tiếp điểm trong quá trình đóng bị ngắn mạch
Lúc này sinh lực điện động kéo dời tiếp điểm, tiếp điểm động có tốc độ lớn dễ sinh hiện tượng hàn dính vì có chấn động.
Khi dòng chạy trong vật dẫn từ tiết diện lớn sang tiết diện nhỏ thường bị uốn cong sinh lực điện động theo công thức:
F = 1,02.10-8.i2ln (2.8)
D,d: đường kính tiết diện lớn và nhỏ [cm].
-Tiếp điểm trong quá trình ngắt bị ngắn mạch
Phát sinh hồ quang có thể làm cháy tiếp điểm. Tùy kim loại có trị cực tiểu áp và cực tiểu dòng có thể phát sinh hồ quang.
Bảng 2.5: Trị số dòng, áp cực tiểu
Kim loại tiếp điểm | W Ag Cu Al Fe |
Imin [A] | 0,8 0,75 0,42 0,5 0,55 |
Umin [V] | 11,5 12 14 12,5 12,5 |
+Khi cắt dòng bé
Nếu I Imin , U Umin : Giữa hai tiếp điểm hình thành một cầu kim loại nóng chảy, cầu bị đứt kim loại sẽ chảy từ anôt sang catôt. Vì vậy tiếp điểm là anôt bị mòn.
Nếu I Imin , U Umin : Hình thành các ion đến bắn phá phía catôt, kim loại sẽ chuyển từ catôt sang anôt.
+Trường hợp cắt dòng trung bình và dòng điện lớn
Hồ quang lớn cả catôt và anôt đều bị mòn. Cần chú ý tiếp điểm động khi đóng có khi bị hao mòn nhiều hơn khi mở.
Sự hao mòn tỉ lệ với dòng điện, số lần đóng mở và lượng điện tích qua tiếp điểm và thời gian cháy của hồ quang, đó là các hao mòn về điện (do dòng điện gây ra). Ngoài ra còn hao mòn về cơ, thông thường hao mòn về cơ bằng (1 3)% hao mòn điện.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?