<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Thường dùng làm các tiếp điểm mà khi làm việc phải chịu tia lửa điện, đôi khi làm tiếp điểm dập hồ quamg.
Chú ý
+Với tiếp xúc cố định thường dùng vật liệu là đồng, nhôm, thép.
+Với tiếp xúc đóng/mở tùy theo dòng dẫn, nếu :
-Dòng điện bé dùng bạc, đồng, platin, vonfram, đôi khi vàng, môlipđen, niken.
-Dòng vừa đến lớn dùng đồng thau, kim loại hoặc hợp kim ít nóng chảy như vonfram, molipđen,...
-Dòng điện lớn thì thường dùng hợp kim gốm (sản phẩm hai kim loại ở dạng bột ép lại ơ ̉áp lực lớn, nhiệt độ cao. Hợp kim gốm rất cứng chịu được dòng lớn, khuyết điểm là độ dẫn điện kém, nên thường được chế tạo dạng tấm mỏng hàn trên bề mặt tiếp điểm của thiết bị).
Tiếp xúc cố định có các dạng
-Nối hai thanh tiết diện chữ nhật.
-Nối hai thanh tiết diện tròn (thanh tròn nối với nhau thường trong các thiết bị̣ điện như máy ngắt điện, máy biến dòng,...).
Loại tiếp xúc đóng mở và tiếp xúc trượt phân theo dòng điện
-Dòng bé : I 10 [mA].
-Dòng vừa: I 100 [A].
-Dòng lớn: I>100 [A].
Thường dùng bạc, platin tán hàn gá vào tiếp điểm, kích thước tiếp điểm do dòng điện cho phép quyết định (theo bảng có trong các sổ tay thiết kế).
Các thiết bị như công tắ́c tơ, áptômát và thiết bị cao áp thường có dòng điện lớn. Thì những tiếp điểm chính mắc song song với tiếp điểm hồ quang khi tiếp điểm ở vị trí đóng dòng điện sẽ qua tiếp điểm chính (tiếp điểm) làm việc, khi mở hoặc bắt đầu đóng tiếp điểm hồ quang sẽ chịu hồ quang. Do đó bảo vệ được tiếp điểm làm việc.
Ta thường thấy tiếp điểm có các dạng như hình 2-3.
+Hình ngón: dùng trong công tắc tơ, tiếp điểm động vừa trượt vừa lăn trên tiếp điểm tĩnh do vậy có thể tự làm bóc lớp oxit trên bề mặt tiếp xúc.
+Tiếp điểm bắc cầu: dùng trong rơle và công tắc tơ.
+Tiếp điểm đối diện: dùng ở máy ngắt điện áp cao.
+Tiếp điểm hoa huệ: gồm một cánh hình thang giống cánh hoa huệ hay chữ z, tiếp điểm động là một thanh dẫn tròn.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?