<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Thực tế có rất nhiều dạng lưỡi câu (lưỡi đơn, lưỡi kép). Lưỡi câu thường được làm bằng thép hay hợp kim. Cấu tạo gồm ba phần cơ bản sau: Đốc câu, thân câu và ngạnh câu (H 6.1).
Yêu cầu chung đối với lưỡi câu là:
+ Ngạnh phải cứng và sắc.
+ Độ lớn lưỡi phải phù hợp với đối tượng câu.
+ Lưỡi phải bền, dẻo và không gỉ sét trong quá trình làm việc với nước.
Thực tế lưỡi câu thường được thấy dưới dạng lưỡi đơn và lưỡi kép sau:
Chì trong nghề câu không nhất thiết phải có, nếu câu trên ruộng. Tuy nhiên nếu câu ở tầng sâu hoặc nơi có tốc độ dòng chảy mạnh thì cần phải có chì, nhằm đảm bảo cho mồi chìm đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu.
Trọng lượng của chì tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy, nếu chì nhẹ sẽ làm cho mồi trôi dạt, khó xuống đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu, nhưng nếu chì quá nặng sẽ khó phát hiện ra thời điểm cá cắn câu.
Mồi câu cá và tập tính cá có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy theo tập tính ăn mồi của đối tượng khai thác mà có các loại mồi khác nhau. Thực tế có 2 loại mồi là: Mồi dụ cá và mồi câu.
Mồi dụ cá không phải là mồi trực tiếp mắc vào lưỡi câu. Mồi dụ cá nhằm gây kích thích trạng thái sẵn sàng bắt mồi của cá và lôi cuốn cá đến khu vực thả câu.
Yêu cầu đối với mồi dụ cá là:
Do vậy thông thường mồi dụ được đặc chế ở dạng bột hay nước. Mồi dụ phải được rãi đều trong khu vực rộng gần nơi thả mồi câu. Cá bị kích thích bởi mồi dụ sẽ tìm đến khu vực thả mồi câu, và bởi cá không thể ăn được mồi dụ khi đó nếu cá phát hiện mồi câu sẽ ăn mồi câu và vướng câu.
Thực tế đánh bắt nghề câu thường thấy có 2 dạng mồi câu: Mồi giả và mồi thật.
Mồi giả có hiệu suất khai thác không cao bằng mồi thật. Tuy vậy, mồi giả cũng áp dụng được đối với các đối tượng cá tham ăn và phàm ăn, không có tính kén chọn mồi. Yêu cầu đối với mồi giả là phải có hình dáng, màu sắc, mùi vị phải gần giống như mồi thật, và phải gây được sự kích thích ham bắt mồi của cá. Mồi giả có thể kết hợp thêm với các yếu tố vật lý (màu sắc, ánh sáng,...) để hấp dẫn hoặc đánh lừa cá.
Ưu điểm của mồi giả là giá thành rẽ và có thể sử dụng được nhiều lần. Tuy nhiên, mồi giả không phải lúc nào cũng áp dụng được, tùy theo đối tượng câu mà ta có nên chọn mồi giả hay không.
Trong thực tế nghề câu đôi khi mồi giả không thể đánh lừa được các loài cá khôn ngoan và thận trọng, nên người ta phải dùng mồi thật. Mồi thật có 3 dạng: Mồi sống, mồi tươi và mồi ướp.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?