<< Chapter < Page Chapter >> Page >

+ Mồi sống

Mồi sống là các động vật còn sống (cá sống, nhái, dế,...). Mồi sống có hiệu suất câu rất lớn bởi sự di dộng của mối sẽ gây kích thích sự ham bắt mồi của cá. Tuy nhiên mồi sống thì khó tìm, khó giữ được luôn ở trạng thái sống và giá thành đắt. Việc bảo quản mồi sống phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Các yêu cầu bảo quản mồi sống là:

  • Không nên để mồi sống nơi quá chật hẹp, mồi sống có thể bị chết. Cũng không được để nơi quá rộng, sẽ khó bắt mồi để móc câu.
  • Luôn đầy đủ oxy (dưỡng khí) cho mồi sống và cần có môi trường sống gần giống vơí môi trường tự nhiên của mồi sống.

Khi thực hiện câu bằng mồi sống ta nên cố gắng móc mồi vào vị trí nào đó sao cho mồi sống có thể bơi lội được tự nhiên trong nước. Cụ thể:

- Đối với cá nhỏ ta nên móc lưỡi câu vào vi lưng hoặc vi đuôi.

- Đối với Nhái ta nên móc lưỡi câu vào đùi.

- Đối với dế ta nên móc lưỡi câu vào lưng.

+ Mồi tươi

Mồi tươi là những động vật đã chết nhưng ở trạng thái còn tươi. Mồi tươi có hiệu suất câu không bằng mồi sống, nhưng tương đối dễ tìm và dễ bảo quản hơn mồi sống. Mồi tươi được sử dụng rộng rộng rãi trong nghề câu.

Để mồi tươi có thể sử dụng lâu dài, ta nên giữ mồi luôn ở trạng thái lạnh hoặc ướp đá nhằm ngăn sự phân hủy của vi sinh vật.

+ Mồi ướp

Mồi ướp là mồi tươi đã được ướp muối hoặc ướp khô. Mồi ướp có thể sử dụng lâu dài, phục vụ cho các chuyến khai thác xa, lâu ngày. Nhược điểm của mồi ướp là hiệu quả đánh bắt không cao, mồi dễ bị phân rã khi được đưa vào nước.

Quan hệ giữa mồi và tập tính cá

Thực tế nghề câu người ta thấy rằng cá tiếp xúc với mồi thông qua đủ cả 5 giác quan: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Ta sẽ lần lượt tìm hiểu mối quan hệ này qua việc bắt mồi của cá.

  • Thính giác

Cá có thể phát hiện ra mồi thông qua thính giác của nó. Khi nghe tiếng động, các loại cá tham ăn, phàm ăn sẽ lao nhanh đến khu vực có tiếng động để tìm mồi. Người ta thấy rằng đa số các loài cá sống tầng mặt ở sông đều có đặc tính này, do vậy khi câu các đối tượng này người ta thường đập cần câu xuống nước để gây sự chú ý đối với cá, khi đó các loài cá tham ăn này sẽ nghĩ rằng có thức ăn rơi xuống nước, chúng sẽ lao đến để bắt mồi.

Tuy nhiên, có một số loài cá lại rất sợ tiếng động, khi đó chúng sẽ lánh xa vùng có tiếng động. Do vậy khi câu đối tượng này ta không nên gây ồn, có thể làm cá sợ mà không dám bắt mồi.

  • Thị giác

Đa số các loài cá đều có thị giác kém phát triển. Đặc điểm này do bởi cá sống trong môi trường nước có độ trong không cao và ánh sáng bị giảm dần theo độ sâu. Người ta phát hiện rằng nhiều cá sống tầng sâu có thị giác rất kém, gần như không thấy gì. Tuy vậy cũng có một số loài cá có khả năng nhìn thấy mục tiêu cũng tương đối xa, khoảng 50 m. Trong thực hành nghề câu, để có thể giúp cho cá phát hiện ra mồi ta thường đưa mồi đến gần khu vực có cá xuất hiện và di chuyển mồi tới lui, lên xuống nhằm gây sự chú ý và kích thích sự bắt mồi của cá.

Mặt khác trong thực hành câu ta cũng nên hú ý vị trí của chúng ta khi ngồi câu cá, người câu không nhìn thấy cá dưới nước nhưng ngược lại cá có thể phát hiện ra người câu, khi đó cá không dám bắt mồi (H 6.5). Điều này được giải thích do bởi có sự khác nhau về chiết suất môi trường nước và không khí, ánh ánh đi khi truyền qua lớp bề mặt tiếp xúc sẽ bị khúc xạ, chính sự khúc xạ này sẽ làm cho cá phát hiện ra người câu. Do vậy ta cũng nên chú ý trường hợp này khi ngồi câu cá, cố gắng tránh không cho cá phát hiện chúng ta đang câu.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask