<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu một loại hình đánh bắt khá phổ biến, chuyên khai thác các đối tượng sống đơn lẻ hoặc tập trung, với công cụ đánh bắt khá đơn giản nhưng hiệu quả cao và chi phí hạ. Đó là nghề câu. Nghề câu là loại hình khai thác có từ rất lâu đời, hiệu quả khai thác lớn, bởi vì ta có thể “bỏ con săn sắc, bắt được con cá rô”. Nghề câu có thể khai thác ở những nơi mà một số dạng đánh bắt khác khó hoạt động được, chẳng hạn như các nơi có nhiều rạn đá, luồng lạch hẹp, các hốc sâu, vịnh nhỏ,...Sự khác biệt giữa nghề câu so với các nghề đánh bắt khác có thể được thấy qua nguyên lý đánh bắt, cấu tạo ngư cụ câu và kỹ thuật đánh bắt như sau:

Nguyên lý đánh bắt của ngư cụ câu

Thực tế ta thường thấy có hai dạng câu: câu có mồi và câu không có mồi, nên nguyên lý đánh bắt cũng có hai dạng.

  • Câu có mồi

Nguyên lý đánh bắt đối với câu có mồi là: “Mồi câu (được móc vào lưỡi câu) được đưa đến gần khu vực có cá, cá ăn mồi sẽ mắc câu”

  • Câu không mồi

Nguyên lý hoạt động của nghề câu không sử dụng mồi là: “Dây câu có mật độ lưỡi cao và sắc, được thả chặn ngang đường di chuyển của cá, cá đi qua vùng thả câu có thể bị vướng câu”.

Phân loại nghề câu

Người ta có thể dựa vào: mồi câu, phương thức câu, dạng ngư cụ câu, số lượng lưỡi, tính vận động, khu vực câu,... để phân loại nghề câu.

Ta có thể thấy sự phân loại thể hiện qua Bảng 6.1.

Bảng 6.1 - Phân loại nghề câu theo mồi câu, phương thức câu, dạng ngư cụ câu, số lượng lưỡi, tính vận động, khu vực câu
Dựa vào mồi Phương thức câu Ngư cụ Số luợng lưỡi Tính vận động Khu vực
- Câu có mồi- Câu không mồi - Câu trực tiếp- Câu gián tiếp - Câu cần- Câu ống- Câu dây - Câu 1 lưỡi- Câu nhiều lưỡi - Câu động- Câu tĩnh - Câu ao, ruộng- Câu ở sông- Câu ở biển

Cấu tạo ngư cụ câu

Ngư cụ câu có cấu tạo cũng khá đơn giản, bao gồm: Cần câu (hoặc ống câu), dây câu (nhợ câu), lưỡi câu và chì câu.

Cần câu ( hoặc ống câu)

Trong thực tế, cần câu đôi khi không nhất thiết phải có nếu câu ở biển. Mục đích của sử dụng cần câu là nhằm giúp người câu phát hiện ra thời điểm cá cắn câu và giúp tạo xung lực và chiều hướng giựt dây câu.

Cần câu thường được làm bằng trúc, gỗ hoặc kim loại. Yêu cầu cần câu phải có độ bền lớn (đảm bảo không bị gãy cần khi giựt cá) và độ dẽo cao (cần câu có ngọn càng nhỏ và càng dẽo thì khả năng phát hiện ra cá câu và vướng câu càng cao).

Dây câu (hay nhợ câu)

Dây câu nhằm giúp đưa mồi đến gần đối tượng câu. Yêu cầu đối với dây câu là:

  • Mãnh, bền chắc. Dây câu càng mãnh khả năng cá phát hiện ra dây càng khó, khi đó cá mạnh dạng ăn mồi và vướng câu. Dây câu cũng phải đảm bảo cường độ đứt cao khi cá lôi, kéo dây câu. Tùy từng đối tượng là cá lớn hay cá bé, có răng sắc hay không sắc mà chọn độ bền và cỡ dây cho phù hợp.
  • Màu sắc dây câu phải phù hợp với màu nước, không để cho cá phát hiện ra dây. Ở môi trường nước ao, ruộng thường trong và xanh nên chọn loại dây màu xanh nhạt. Ở biển có thể chọn màu dâu trắng. Còn ở sông nước phù sa, đụt thì có thể chọn màu dây câu tùy ý.
  • Chiều dài dây phải đủ dài để có thể đưa mồi đến gần đối tượng câu. Tùy theo khu vực câu ta có thể cố định chiều dài dây câu (buộc cố định vào dầu dây câu) hoặc tự động thả dài theo độ sâu (dây được quấn vào ống trục dây), dạng câu máy.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask