<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Khi điện áp sụt quá giá trị cho phép, hoặc dòng kích từ giảm thấp đến giá trị: Ikt.Đ = Inh.RTT , Inh.RTT Ikt.min.cp , nên RTT nhả làm K mất điện, loại động cơ ra khỏi lưới điện để bảo vệ động cơ.
Ung 1CC K RN K 1CC+ Đ -RTT CKĐ2CC RA RA RN RTT 2CCKC1KKC2 (T) 1 1 (P) Hình 7-16: Sơ đồ bảo vệ thiếu, mất kích từ động cơ
- Nhằm bảo đảm sự làm việc an toàn cho mạch (bảo đảm nghiêm ngặt một trình tự làm việc hợp lý giữa các thiết bị, tránh thao tác nhầm).
- Các thiết bị bảo vệ liên động bằng cơ khí như: các nút ấn kép, các công tắc hành trình kép, ... Và các phần tử bảo vệ liên động điện như:
Các tiếp điểm khoá chéo của các công tắc tơ, rơle, làm việc ở các chế độ khác nhau. Ví dụ:
~ ~ ~CC CCA D MT MN N TTN T MN T NNĐ Hình 6 - 22: Sơ đồ có bảo vệ liên động cơ và điện
Khi khởi động thuận, ấn nút MT thì T có điện, đóng điện cho động cơ quay, còn tiếp điểm thường kín của MT mở ra không cho N có điện, đảm bảo không bị ngắn mạch ở mạch stato. Khi T đã có điện thì tiếp điểm thường kín của T mở ra, đảm bảo cho N không thể có điện nếu như không may có người tác động vào nút MN.
Khi Đ đang quay thuận, muốn đảo chiều, ấn nút MN thì T sẽ mất điện và N sẽ có điện, quá trình đảo chiều diễn ra bình thường. Nếu không may trong quá trình quay thuận, tiếp điểm của T ở mạch stato bị dính thì tiếp điểm của T ở mạch của cuộn dây N sẽ không kín lại được, nên mặc dù ấn MN nhưng N vẫn không thể có điện được, tránh được sự ngắn mạch bên phía stato nếu như cả T và N đều tác động.
Như vậy các liên động cơ và điện trong sơ đồ đã bảo đảm cho sơ đồ hoạt động bình thường, đúng trình tự làm việc đặt ra, tránh thao tác nhầm.
- Khi xuất hiện chế độ làm việc xấu nhưng chưa cần phải dừng máy thì thiết bị bảo vệ sẽ hoạt động làm cho các thiết bị tín hiệu báo cho người vận hành biết để xử lý kịp thời.
- Khi tín hiệu đã báo mà không được xử lý kịp thời thì thiết bị bảo vệ sẽ tác động đình chỉ sự làm việc của hệ thống truyền động điện.
- Thiết bị tín hiệu hoá: Âm thanh: chuông, còi, ...; Ánh sáng: đèn, mầu, ...; Cờ báo: rơle tín hiệu, ...
Ví dụ:
~Ung A2CC 2CCRM RARA RN RM 1 (T) KC1 (P) 3 2 4 6K KC2 KRN RN 1 0 1 ĐĐ RN Chg RMĐ Hình 6 - 23: Sơ đồ có bảo vệ và tín hiệu hoá
Sơ đồ hình 6-23 đang hoạt động bình thường. Nếu như quá tải thì rơle nhiệt sẽ tác động, làm RA rồi đến K mất điện, loại động cơ ra khỏi tình trạng nguy hiểm, đồng thời đóng tiếp điểm của nó làm đèn đỏ ĐĐ sáng lên, báo cho người vận hành biết để xử lý, sau khi xử lý xong, người vận hành ấn reset của RN thì mới có thể vận hành lại được.
Còn nếu bị ngắn mạch trong động cơ thì rơle bảo vệ dòng cực đại RM tác động, loại ngay động cơ khỏi tình trạng nguy hiểm, đồng thời đóng tiếp điểm của nó làm cho chuông Chg kêu lên, báo cho người vận hành biết để xử lý kịp thời, sau khi xử lý xong, người vận hành ấn reset của RM thì mới có thể vận hành lại được.
1. Dựa vào những cơ sở nào để người ta đưa ra các nguyên tắc điều khiển tự động theo các thông số thời gian, tốc độ, dòng điện, và hành trình, v.v… ?
2. Phân tích nội dung của nguyên tắc điều khiển tự động theo thời gian, tốc độ, dòng điện, hành trình ? Giải thích nguyên lý làm việc của sơ đồ minh họa cho mỗi nguyên tắc trên ?
3. Tại sao có thể xảy ra các sự cố trong hệ thống truyền động điện tự động ? cách khắc phục sự cố đó như thế nào ?
4. Phân tích bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá tải, bảo bệ điểm không và cực tiểu, bảo vệ thiếu hoặc mất từ trường, bảo vệ liên động ? Giải thích nguyên lý bảo vệ của các mạch điển hình tương ứng với mỗi bảo vệ trên ?
5. Tín hiệu hóa là gì ? Các mạch tính hiệu hóa có tác dụng gì trong hệ thống truyền động điện tự động ?
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?