<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Khi H có điện thì nó sẽ ngắn mạch Rh, làm cho Đ khởi động ngược theo đường đặc tính tiếp theo (CD).

+ Sau thời gian duy trì của H, nó sẽ tác động làm 1G có điện, các tiếp điểm của 1G sẽ ngắn mạch R2f1, làm cho Đ khởi động tiếp sang đặc tính DE.

+ Sau thời gian duy trì của 1G, nó sẽ tác động làm 2G có điện, ngắn mạch R2f2, và Đ sẽ khởi động sang đặc tính tự nhiên và tới điểm xác lập.

Nhận xét

1) Ưu điểm: Có thể duy trì mô men động cơ trong một giới hạn nhất định. Quá trình khởi động, hãm không phụ thuộc môi trường.

2) Nhược điểm: Khi UL, Mc thay đổi, nhất là khi Mc quá lớn sẽ làm cho Ic>I2, như vậy động cơ có thể làm việc ở đặc tính trung gian, làm phát nóng điện trở, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ.

Điều khiển tự động theo các nguyên tắc khác

Điều khiển tự động theo nguyên tắc hành trình

1) Nội dung:

- Trên hành trình (đường đi) của các bộ phận làm việc trong các máy móc, thiết bị (như bàn máy, đầu máy, mâm cặp, ...) được đặt các cảm biến, các công tắc hành trình, công tắc cực hạn, công tắc điểm cuối, ..., để tạo ra các tín hiệu điều khiển: khởi động, hãm, đảo chiều, thay đổi tốc độ ...

2) Mạch điển hình:

Phân tích truyền động bàn máy bào dường:

Trong sơ đồ dùng công tắc hành trình KH có 2 tiếp điểm KH1, KH2 loại không tự phục hồi. Tại vị trí xuất phát ban đầu của bàn máy thì các tiếp điểm KH1 kín, KH2 hở.

vvth tA Bàn N T Bvng KHA Bàn N T BKHKH D KH

+UL -T N DUL RTr+ - KH1 RTr 2RTh N TN TKH2 RTr 2RTh T NHình 7-10: 1RTh Sơ đồ điều khiển theonguyên tắc hành trình 2RTh TNĐMRTr

Khởi động: ấn nút M thì RTr có điện, T có điện làm ĐM được đóng điện và kéo bàn chạy thuận, đồngthời 1RTh có điện sẽ mở tiếp điểm của nó để chuẩn bị cho đảo chiều.

Khi hết hành trình thuận, vấu A đập vào công tắc hành trình KH làm cho các tiếp điểm KH1 mở, KH2 kín, dẫn đến T mất điện nhưng N cũng chưa có điện, ĐM hãm tự do.

Sau thời gian duy trì của 1RTh thì tiếp điểm của nó đóng điện cho N, làm ĐM đảo chiều, kéo bàn chạy ngược. Khi đó 2RTh có điện, mở tiếp điểm của nó chuẩn bị cho hành trình thuận.

Đi hết hành trình ngược, vấu B đập vào công tắc hành trình KH làm cho các tiếp điểm KH2 hở, KH1 kín lại, công tắc tơ N mất điện và T chưa có điện, ĐM hãm tự do.

Sau thời gian duy trì của 2RTh, tiếp điểm của nó đóng lại làm cho T có điện và ĐM kéo bàn chạy thuận. 1RTh có điện và mở tiếp điểm của nó, chuẩn bị cho hành trình ngược.

Bàn sẽ làm việc với chu kỳ thuận/ngược như hình 7-10.

Muốn dừng máy: ấn nút D thì RTr mất điện, T, N, 1RTh, 2RTh mất điện, động cơ hãm tự do cho đến lúc dừng máy.

Nhận xét

* Ngoài các nguyên tắc ĐKTĐ đã nêu trên, còn một số nguyên tắc ĐKTĐ khác: ĐKTĐ theo mô mem, công suất, sức căng, nhiệt độ, ánh sáng, áp suất, ....

* Đánh giá về các sơ đồ điều khiển: với các yêu cầu kỹ thuật đối với tất cả các sơ đồ là cao nhất thì:

Công suất càng lớn thì trọng lượng và giá thành càng cao. Dùng thiết bị, khí cụ càng bé, càng hiện đại thì giá thành càng cao.

Cùng công suất thì trọng lượng và giá thành lớn nhất là nguyên tắc ĐKTĐ theo thời gian, sau đó là nguyên tắc ĐKTĐ theo dòng điện và cuối cùng là nguyên tắc ĐKTĐ theo tốc độ.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình truyền động điện tự động. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10827/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?

Ask