<< Chapter < Page Chapter >> Page >

+ Dòng chỉnh định của rơle nhiệt, aptômat:

Icđ = (1,2  1,3)Iđm (7-20)

Trong đó: Iđm là dòng định mức của động cơ, phụ tải.

+ Ví dụ dùng rơle nhiệt và aptômat bảo vệ quá tải dài hạn:

~ ~A K RN 2CC 2CC D Đ K RNHình 7-13: Sơ đồ dùng rơle nhiệt và aptômat bảo vệ quá tải dài hạnMKRN

- Dùng rơle dòng cực đại (RI) để bảo vệ quá tải cho phụ tải ngắn hạn hoặc ngắn hạn lặp lại. Khi phụ tải làm việc trong thời gian ngắn, sự phát nóng của phụ tải không phù hợp với đặc tính của rơle nhiệt, nên rơle nhiệt không tác động kịp, bởi vậy phải dùng rơle dòng cực đại tác động nhanh.

+ Ví dụ dùng rơle dòng cực đại bảo vệ quá tải ngắn hạn:

~ ~A K2CC 2CC Đ D RM RIK RThHình 6 - 19: K RThSơ đồ dùng rơle dòng cực đại bảo vệ quá tải ngắn hạnRIRMRIMK

- Dòng chỉnh định của rơle dòng cực đại bảo vệ quá tải:

Icđ.RI = (1,4  1,5)Iđm (7-21)

- Thường dùng 1 rơle dòng cực đại bảo vệ ngắn mạch (RM) và 2 rơle dòng cực đại bảo vệ quá tải (RI). Tiếp điểm của rơle dòng cực đại bảo vệ quá tải là loại tự phục hồi (hình 7-14).

Bảo vệ điểm không và cực tiểu:

- Nhằm tránh làm việc với điện áp nguồn thấp hoặc mất áp nguồn, và tránh tự khởi động lại khi điện áp nguồn phục hồi.

- Thường dùng các rơle điện áp (RA), công tắc tơ (CTT), khởi động từ (KĐT), để bảo vệ đểm không và cực tiểu.

- Chỉnh định điện áp hút, nhả của rơle điện áp, công tắc tơ:

Uh.RA>Ung.sụt.cp (7-22)

Unh.RA  Ung.sụt.cp (7-23)

Trong đó:

Uh.RA là điện áp hút của rơle điện áp, hay của công tắc tơ, khởi động từ.

Unh.RA là điện áp nhả của RA, CTT, KĐT.

Ung.sụt.cp = 85%Ung.đm là điện áp nguồn sụt cho phép.

Nguyên lý làm việc và bảo vệ của sơ đồ hình 6 - 20:

Đặt công tắc xoay KC ở vị trí 0 thì tiếp đểm KC1 sẽ kín, KC2 hở; Đóng cầu dao CD, nếuđiện áp làm việc đạt giá trị cho phép (Ung>85%Ung.đm) thì RA tác động, nó tự duy trì thông qua tiếp điểm RA(1-3) của nó.

Quay công tắc KC đến vị trí 1 trái (T) thì K có điện, làm cho động cơ quay. Khi điện áp Ung  85%Ung.đm thì RA sẽ nhả làm K mất điện và động cơ cũng được loại khỏi lưới điện, tránh cho động cơ khỏi bị đốt nóng quá nhiệt độ cho phép (vì điện áp thấp sẽ dẫn đến dòng tăng quá dòng cho phép của động cơ).

Khi động cơ đang làm việc, nếu mất điện nguồn thì khi có điện lại, động cơ vẫn không tự khởi động lại được, vì khi đó KC vẫn ở vị trí 1 trái và KC1 vẫn hở, RA đã mất điện khi mất điện áp nguồn, do đó khi có điện lại thì K vẫn không có điện.

+ Ví dụ dùng rơle điện áp (RA) bảo vệ đểm không và cực tiểu:

~Ung CD1CC 2CC 2CCRAK RA RN RN 1 (T) KC1 (P) 3 2 4 6RN RNKC2 KĐ1 0 1Hình 7-15: Sơ đồ có bảo vệ điểm không và cực tiểu

Bảo vệ thiếu và mất từ trường:

- Nhằm bảo vệ thiếu và mất kích từ động cơ. Khi điện áp hay dòng kích từ động cơ bị giảm, gây ra tốc độ động cơ cao hơn tốc độ cho phép, hoặc dòng điện động cơ lớn hơn dòng cho phép, dẫn đến hư hỏng các phần động học của máy, làm xấu điều kiện chuyển mạch, ...

- Dùng rơle dòng điện, rơle điện áp, ... để bảo vệ thiếu và mất từ trường.

+ Ví dụ dùng rơle dòng điện, rơle điện áp để bảo vệ thiếu và mất từ trường (hình 7-16)

Nguyên lý bảo vệ: khi đủ điện áp thì rơle thiếu từ trường RTT sẽ đóng kín tiếp điểm của nó, KC đặt ở vị trí giữa nên tiếp điểm KC1 kín, RA tác động. Quay KC sang vị trí 1 (T) thì cho động cơ làm việc bình thường.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình truyền động điện tự động. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10827/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?

Ask