<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Ngoài ra người ta còn nhận thấy trạng thái cá trong vùng chiếu sáng còn phụ thuộc vào chế độ thắp sáng, sự đứng yên hay di động của nguồn sáng, sự ổn định của cường độ sáng (khi tỏ, khi mờ) và thành phần quang phổ của nguồn sáng.

Các yếu tố môi trường và sinh học ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanh nguồn sáng

  • Ảnh hưởng của ánh sáng trăng và ánh sáng ban ngày

Người ta nhận thấy rằng khi đánh cá kết hợp ánh sáng vào những đêm có ánh sáng trăng, ở những nơi có độ sâu không lớn lắm, thì tác dụng của đèn để lôi cuốn cá đến vùng sáng bị giảm xuống. Trong những đêm có trăng, người ta thấy rằng sản lượng khai thác đối với một số loài cá sống tầng mặt như cá trích, cá cơm, cá nục,... bị giảm đi rất nhiều, ngay cả cho dù đặt nguồn sáng vào sâu trong lòng nước.

Qua nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của ánh sáng trăng đến sản lượng khai thác là không giống nhau, điều này phụ thuộc vào tuần răng, vị trí của trăng so với mặt biển, thời tiết (mây mù), độ sâu đánh bắt, ... Thực nghiệm cho thấy sản lượng khai thác cao nhất là vào thời kỳ không trăng, giảm dần vào thời kỳ trăng thượng huyền và hạ huyền, và giảm nhiều nhất vào lúc trăng tròn.

Nguyên nhân có thể giải thích như sau: Các tia sáng của ánh sáng trăng không chỉ tác dụng trên mặt nước mà chúng còn xuyên sâu vào trong lòng nước. Chính các tia ánh sáng trăng này đã làm giảm bán kính quyến rũ của nguồn sáng nhân tạo (bóng đèn). Nếu nguồn sáng càng đặt gần mặt nước thì ảnh hưởng của ánh sáng trăng càng lớn. Ngược lại, nếu đưa nguồn sáng vào càng sâu trong lòng nước thì ảnh hưởng của ánh sáng trăng sẽ giảm dần. Ta có thể thấy ảnh hưởng của ánh sáng trăng qua (Hình 10.1).

Mặt khác, thí nghiệm của Niconorov (1951-1956) đối với đánh cá thu đao bằng lưới nâng hình chóp. Ông nhận thấy rằng sản lượng khai thác cao nhất nhận được là vào thời kỳ trăng non. Còn lúc trăng tròn thì sản lượng bị giảm đi 75%.

Tuy nhiên, sự giảm sản lượng này còn tùy thuộc vào loại ngư cụ khai thác cá kết hợp ánh sáng. Ta có thể thấy sự giảm sản lượng qua (H 10.2).

Tuy vậy, nếu đặt nguồn sáng càng xuống sâu trong lòng nước thì ảnh hưởng của ánh sáng trăng càng giảm đi. Thí nghiệm cho thấy, đối với ánh sáng trăng rằm, nếu ta cho lưới làm việc ở độ sâu hơn 45 mét thì ảnh hưởng của ánh sáng trăng xem như không đáng kể. Mặt khác, trong những đêm trăng, nếu có mây mù thì tác động của ánh sáng trăng đối với nguồn sáng cũng giảm đi, thuận lợi cho việc khai thác cá kết hợp ánh sáng.

Ánh sáng ban ngày với cường độ bức xạ vô cùng lớn, tia sáng ban ngày có khả năng xuyên rất sâu vào trong lòng nước (đến 200 m), đã làm vô hiệu quá nguồn sáng nhân tạo nếu như chúng được thắp ban ngày. Do vậy việc khai thác kết hợp ánh sáng vào ban ngày là gần như không thể thực hiện được.

  • Ảnh hưởng do độ trong của nước đến tập tính cá trong vùng sáng

Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy độ trong của nước có ảnh hưởng lớn đến tập tính cá trong vùng sáng. Khi độ trong của nước kém thì sản lượng cá khai thác bị giảm rất nhiều, do bởi bán kính quyến rũ cá của nguồn sáng nhân tạo cũng bị giảm rất nhiều.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask