<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Chú ý là thời gian thả lưới phải cho nhanh và tránh cá bị xáo động có thể rời khỏi bè đèn. Sau khi thả lưới xong thì tiến hành thu lưới, bắt cá nhanh.

  1. Thu lưới và bắt cá

Công việc thu lưới và bắt cá cũng tương tự như lưới vây thông thường. Nhưng trước khi cuộn rút thu cáp ta vẫn phải để bè đèn trong nước. Khi bắt đầu thu cáp thì kéo bè đèn lại và đem lên tàu, sau đó mới thu lưới.

  1. Chuẩn bị mẻ khai thác tiếp theo

Công việc khai thác mẻ tiếp theo cũng có các bước tương tự như mẻ trước, nghĩa là cũng bao gồm các bước thắp (chong) đèn, thả lưới thu lưới và bắt cá. Tuy nhiên, địa điểm khai thác có thể thực hiện tại vị trí trước hoặc chuyển đến địa điểm mới. Điều này tùy thuộc vào sản lượng khai thác của mẻ trước, hoặc là tình hình sóng gió, thời tiết sẽ có trong mẽ dự định khai thác tiếp theo, thời gian chong đèn của mẽ trước là dài hay ngắn, thời điểm xuất hiện của trăng trên bầu trời (còn tối trời hay sắp sáng),... mà quyết định có nên khai thác tiếp nữa hay không.

Thực tế đánh bắt lưới vây kết hợp ánh sáng ở ĐBSCL thường có sự kết hợp khai thác giữa 1 tàu mẹ và từ 1-2 tàu con (không có lưới, chỉ có hệ thống chiếu sáng). Tàu con làm nhiệm vụ chong đèn ở khu vực không quá xa tàu mẹ, tàu con có thể chong đèn chậm hơn tàu mẹ một thời gian nhất định. Khi tàu mẹ khai thác của phần mình xong sẽ chạy đến bủa lưới quanh tàu con. Sau khi tàu mẹ bủa lưới xong, tàu con nhanh chóng khỏi khu vực bao vây để tàu mẹ tiến hành thu lưới bắt cá.

Nghề vó kết hợp ánh sáng

Ở những nước có nghề đánh bắt cá tiên tiến như Nhật Bản, Nga,... nghề khai thác lưới vó kết hợp ánh sáng thường được áp dụng trên các tàu cỡ nhỏ, có công suất máy từ (50-120) CV. Đây là loại hình khai thác khá hiệu quả, bởi vốn đầu tư thấp, dễ áp dụng kỹ thuật và rất cơ động.

  1. Trang bị

Trên tàu khai thác lưới vó kết hợp ánh sáng thường có trang bị từ 1-2 vàng lưới vó, máy phát điện, hệ thống chiếu sáng bảng điều khiển hệ thống điện, tời nâng hạ lưới vó,... Cụ thể đối với tàu khai thác cá thu đao, có hệ thống chiếu sáng như (H 10.5):

  • Hệ thống đèn pha có công suất từ 500-1500 W, dùng để dò tìm, phát hiện ra khu vực có cá.
  • Hệ thống đèn xanh có công suất 500W, tạo thành từng cụm, được dùng để lôi cuốn cá đến vùng sáng.
  • Hệ thống đèn đỏ để tập trung cá đến chổ đặt lưới.
  • Cấu tạo lưới vó

Lưới vó mạn tàu có cấu tạo dạng hình chữ nhật. Chiều dài lưới vó mạn tàu tùy thuộc vào chiều dài của tàu, với tỷ lệ: 0.8 L (L là chiều dài thân tàu).

Nhìn chung chiều dài giềng trên và giềng dưới bằng nhau. Ở giềng trên được lắp ráp với sào nổi bằng tre, có chiều dài từ (8-15) m. Tác dụng của sào nổi là làm cho giềng trên nổi lên trên mặt nước.

Để định hình miệng lưới, người ta lắp 2 sào chống có chiều dài (8-12) m. Một đầu được buộc chặc vào sào nổi, một đầu gắn với thân tàu.

Giềng dưới của vó mạn tàu được lắp các chì nhỏ có trọng lương 15 g/viên x 90 viên. Ngoài ra còn lắp thêm 5-6 viên chì lớn có trọng lượng 25 g/viên vào những chổ có dây kéo thu giềng dưới.

Ở 2 giềng hông được lắp các vòng khuyên. dây cáp rút được luồng qua hệ thống vòng khuyên để giúp thu lưới.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask