<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Đầu tiên cho tàu chạy nhanh đến khu vực có nhiều cá thu đao thường xuất hiện, sau đó giảm dần tốc độ để dò tìm cá. Khi phát hiện ra nơi có cá thì chạy chậm lại và cho mũi tàu trôi ngược với chiều gió.
Khi này bật tất cả các đèn của hệ thống đèn xanh ở mạn không có lưới (mạn lôi cuốn cá) để thu hút cá đến gần tàu. Trong khi cá đang bắt đầu tập trung cao ở mạn đèn xanh, thì ở mạn làm việc (mạn có đặt lưới vó) bắt đầu thả lưới vó đến độ sâu cần thiết.
Tiếp đến tắt tất cả hệ thống đèn xanh, đồng thời bật hệ thống đèn đỏ ở mạn làm việc, cá sẽ từ mạn đèn xanh chuyển dần sang mạn đèn đỏ. Khi cá đã chuyển hết sang mạn làm việc, ta tiến hành thu lưới.
Để thu lưới, trước hết ta thu đồng loạt: giềng chì lên khỏi mắt nước; thu ngắn sào chống lại, thu 2 giềng hông ngắn lại để tạo thành túi lưới, cá sẽ bị giữ lại trong lưới, sau đó tiến hành bắt cá.
Để bắt cá, ta có thể dùng vợt hoặc bơm hút (nếu cá nhiều và nhỏ). Sau khi bắt cá xong ta tiến hành khai thác mẽ tiếp theo.
Nghề câu mực ở ĐBSCL tập trung nhiều nhất ở các đảo Phú Quốc, Nam Du, Côn Sơn. Những năm gần đây các tỉnh ven biển ĐBSCL đều có các đội tàu câu mực tập trung về vùng Côn Sơn để khai thác đối tượng này.
Bộ phận chính của câu mực là ống câu (bao gồm dây câu) và đèn thắp sáng để lôi cuốn mực đến vùng sáng.
Kỹ thuật câu mực, bao gồm: Chọn nơi khai thác, thắp đèn và kỹ thuật câu mưc.
Ngư trường khai thác mực là những nơi có nền đáy cát pha vỏ nhuyễn thể. Nơi có nhiều nguồn thức ăn cho mực. Độ sâu từ 10-25 m nước. Độ trong từ 1-2 m. Dòng chảy nhẹ.
Đèn được thắp trước khi câu ít nhất 15 phút để mực phát hiện ra nguồn sáng và tập trung vào vùng phát sáng. Khi thấy mực tập trung khá nhiều thì ta tiến hành thả câu.
Mồi được móc vào lưỡi câu, rồi thả xuống đến sát nền đáy. Sau đó một tay vừa thu dây câu, một tay kia giựt dây câu chạy lên, chạy xuống để mực phát hiện ra mồi, mực sẽ bám theo mồi để ăn và bị vướng lưỡi câu.
Mồi câu có thể là các loại cá chết, mực, rắn,... dạng còn tươi. Nếu câu hết mồi ta có thể lấy mực mà ta đã câu được để làm mồi câu tiếp.
Trước hết các chùm vãi kim tuyến được buộc gần các lưỡi câu. Tiếp đó thả dây câu, ta vừa thu dây, vừa di động dây lên xuống. Khi này nếu mực phát hiện ra chùm vãi kim tuyến sẽ bu bám vào vãi và bị mắc bởi lưỡi câu. Nếu không có lưỡi, mực sẽ tiếp tục đeo bám dần lên tới mặt nước, khi này ta nhanh chóng dùng vợt để xúc mực.
Chú ý là khi ta xúc mực ta phải lựa thế xúc từ đuôi, bởi vì khi mực phát hiện ra nguy cơ bị bắt, chúng sẽ lùi mạnh ra sau và bị lọt vào túi vợt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Như Khuê, và Phạm Á, 1978. Dây Sợi Lưới Tổng Hợp Dùng Trong Nghề Cá-NXB.Nông Nghiệp.
F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 pp
Friman, A. L., (1992). Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books. University Press, Cambridge. 241pp.
Ngô Đình Chùy (1881). Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.
Nguyễn Văn Điển, 1978. Vật Liệu và Công Nghệ Chế Tạo Lưới - NXB Nông Nghiệp. 145pp
Nguyễn Thiết Hùng (1982). Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.
Nédélec, 1982. Classification of Fishing gears. 45 pp
Niconorov, 1978. Đánh bắt cá bằng ánh sáng (tài liệu dịch). NXB Nông Nghiệp. 112pp
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?