<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Được thực hiện ngay sau khi thu hoạch là biện pháp quan trọng quyết định khả năng ra hoa và nuôi trái trong mùa tới. Khác với một số loại cây ăn trái khác như xoài, nhãn, chất dự trữ trong cây sầu riêng được tập trung trong lá. Nếu cơi đọt ốm yếu, lá bị sâu bệnh tấn công cây sẽ ra hoa và nuôi trái kém. Công việc kích thích cho sầu riêng ra đọt gồm tỉa cành, bón phân và tưới nước.
Phun phân bón lá 20:20:20 hoặc 18:18:18 cùng với gibberellin ở nồng độ 5-10 ppm để kích thích tạo chồi mới khỏe. Sau khi chồi mới đã hình thành phun phân với tỉ lệ lân và kali cao như MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5% cùng với phân vi lượng 2-3 tuần/lần để ngăn cản sự phát triển chồi dinh dưỡng.
Ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nhà vườn thường kích thích cho cây sầu riêng Khổ Qua Xanh ra 2-3 đợt đọt trước khi tiến hành xử lý ra hoa. Khi cây ra đọt non thường bị rầy nhẩy (Allocaridara inalayensis) tấn công chích hút lá và đọt non. Trước khi tiến hành xử lý ra hoa cần tỉa bỏ những cành nhỏ mọc trong thân, cành để dễ chăm sóc khi cây mang trái.
Ng và Thamboo (1967) cho biết để cho năng suất trái 6.720 kg, cây sầu riêng đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO. Khảo sát sự biến động của các chất đa lượng trong lá sầu riêng Monthong ở Darwin, Úc, Lim và ctv. (2000) nhận thấy tất cả các chất đa đa lượng và hai chất vi lượng là Kẽm và Bo đều ở mức thấp trong giai đoạn đậu trái và phát triển trái. Nhìn chung, N, P và Ca rất giới hạn trong giai đoạn phát triển trái, trong khi K là yếu tố giới hạn trong giai đoạn sau của sự phát triển trái cho đến khi thu họach. Hàm lượng N trong lá rất thấp trong giai đoạn phát triển lá. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy K, Ca và Mg hiện diện nhiều trong vỏ trái. Khảo sát sự biến động của các chất dinh dưỡng trong đất tác giả cũng nhận thấy các chất dinh dưỡng có khuynh hướng biến động tương tự. Các chất N, P và các chất Bazơ như K, Ca và Mg đều ở mức thấp trong giai đoạn phát triển trái và trong giai đoạn cây ra lá.
Lượng phân hỗn hợp và số lần bón ở từng độ tuổi cây được hai ông đề nghị trong Bảng 7.1 Nakasone và Paull (1998) đề nghị bón 2 lần/năm cho cây sầu riêng chưa mang trái trong 5 năm đầu theo theo công thức 14:4:3, khi cây mang trái sử dụng công thức 12:4:7 với liều lượng tăng từ 0,1-4 kg/cây/năm cho đến khi cây được 12 năm tuổi. Cần bón phân hổn hợp khi mầm hoa xuất hiện, nếu sự đậu trái tốt nên bón thêm lần thứ ba sau khi thu hoạch.
Bảng 7.1 Lượng phân và số lần bón ở từng độ tuổi
Tuổi cây | Kg/cây/lần bón | Số lần/năm |
0,15 | 4 | |
0,3 | 4 | |
1,0 | 3 | |
2,0 | 3 | |
2,5 | 3 | |
I24,0 | 2 | |
5,0 | 2 | |
5,0 | 2 | |
>8 | 6,0 | 2 |
Ghi chú: -Từ 1-5 tuổi dùng phân có tỉ lệ 15:15:15 hoặc 14:13:9:2-Từ năm thứ 6 trở đi dùng công thức 12:12:17:2 hoặc 12: 6:22:2 |
Hình 7.16 Trái sầu riêng Sữa Hạt Lép phát triển bất bình thường: Bị mất gai và nứt trái do bón phân đạm với tỉ lệ cao trong giai đoạn trái trưởng thành |
Tùy theo các giai đoạn phát triển của cây sầu riêng mà có chế độ quản lý thích hợp. Giai đoạn sau khi thu hoạch cần tưới đủ ẩm, 1-2 ngày/lần để kích thích cho cây ra đọt tốt. Giai đoạn kích thích ra hoa nên 'xiết nướ'c' trước khi phun hóa chất (như paclobutrazol) 7-10 ngày cho đến khi hoa bắt đầu nở mới tưới lại. Giai đoạn phát triển trái chú ý giữ mực nước ở độ sâu từ 60-80 cm, nên cho nước vô mương từ từ để tránh làm cho cây bị "stress" có thể làm rụng hoa. Giai đoạn nầy nên tưới 3-4 ngày/lần, không nên tưới quá đẩm dễ là cho cây sầu riêng ra đọt non sẽ làm rụng trái non hay làm cho trái bị sượng nhưng nếu thiếu nước trái sẽ phát triển chậm. Giai đoạn trước khi thu hoạch 15-20 ngày nên cắt nước để trái mau chín vì giai đoạn nầy trái sầu riêng không còn tăng trưởng nữa. Ngòai ra, trong mùa mưa có thể kết hợp với đậy gốc bằng nylon để tránh cho trái bị nhão cơm.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?