<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của PBZ lên đặc tính và phẩm chất trái cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trái chôm chôm có kích thước dài và rộng trung bình là 4,6 x 3,7 cm , pH thịt trái và độ Brix thịt trái có giá trị lần lượt là 4,0 và 19% . Trong điều kiện có phủ mặt liếp vỏ trái mỏng hơn làm cho tỉ lệ ăn được của trái cao hơn trong điều kiện không phủ.

* Ethephon

Zeevaart (1978) cho biết vì xử lý ethylene đòi hỏi cây phải có lá nên tác giả cho rằng ethylen tác động lên lá hơn là đỉnh sinh trưởng. Bernier (1981) cho rằng một yếu tố được sinh ra trong lá có thể cần thiết cho đỉnh sinh trưởng đáp ứng với ethylene. Trên cây chôm chôm Roengrean, Muchjajib (1988) tìm thấy phun ethephon ở nồng độ 1,0 và 1,5mM kích thích sự hình thành mầm hoa sớm 5 ngày. Tuy nhiên, ethephon chỉ có hiệu quả trên cây còn tơ. Kích thích chôm chôm ra hoa bằng ethephon có tác dụng làm tăng số trái/cây nhưng không ảnh hưởng bất lợi trên hoa, sự đậu trái hay sự phát triển của trái.

Hạn chế sự rụng trái non

Việc phun NAA ở nồng độ 250-500 ppm có tác dụng kéo dài sự rụng hoa từ đó làm tăng sự đậu trái. Phun NAA tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát (Muchjajib, 1988). Phun NAA ở nồng độ 200 ppm kết hợp với gibberellin ở nồng độ 20 ppm sẽ làm tăng đậu trái và làm chậm sự rụng trái non. Để tăng tỉ lệ đậu trái thì thời kỳ phun thích hợp nhất là khi có phân nửa số hoa đã mở. Để làm chậm sự rụng trái non thì thời gian thích hợp là một tháng sau khi đậu trái. Việc phun NAA và GA ngoài tác dụng làm hạn chế sự rụng trái non còn có tác dụng làm tăng kích thước trái. Trong thực tế NAA và GA thường áp dụng chung nhưng tốt nhất là nên phun NAA ở giai đoạn 1-4 tuần sau khi đậu trái còn GA ở giai đoạn 5-7 tuần.

Trong quá trình phát triển trái, sự thiếu nước trong giai đoạn đầu phát triển trái sẽ làm cho trái nhỏ. Do đó, cây được tưới trong mùa khô sẽ thúc đẩy trái phát triển đầy đủ. Mưa lớn trong giai đoạn cuối của quá trình phát triển trái làm cho phần thịt quả phát triển nhanh có thể gây ra hiện tượng nứt trái. Giống chôm chôm Rongrien của Thái Lan rất mẫn cảm với hiện tượng nầy. Đối với một số giống mẫn cảm với sự khô hạn trong quá trình phát triển trái thì chất lượng trái kém đi do thịt trái không đầy, cơm bị chua và không có mùi.

Hình 8.13 Rụng trái non giai đoạn 20 ngày sau khi đậu trái

Phân bón cho chôm chôm

Theo Ng&Thamboo (1967) thì để tạo ra 6,72 tấn trái/ha cây chôm chôm đã lấy đi trong đất 15 kg N, 4,7 kg P2O5, 14 kg K2O, 4,4 kg CaO và 8,3 kg Mg. Qua kết quả nầy cho thấy rằng nhu cầu dinh dưỡng của cây chôm chôm đòi hỏi Đam và Kali ngang nhau và tiếp theo là Mg. Lân và vôi có nhu cầu ngang nhau. Do đó, nếu bón phân NPK theo các công thức thông thường sẽ xảy ra tình trạng thiếu Ma-nhê và vôi. Theo mô tả của Tindall và ctv. (1994) thì thiếu Ca sẽ làm cháy mép lá và sự sinh trưởng của bị giảm. Sự thiếu Ma-nhê làm giảm kích thước lá chét, vàng giữa gân lá. Nếu thiếu Ma-nhê nghiêm trọng sẽ làm cho rụng lá, hoa phát triển kém và sự phát triển của rễ cũng bị giới hạn. Phun qua lá Ma-nhê sulphate ở nồng độ 1-2% hoặc bón gốc bằng đá vôi dolomic.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask