<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Dây chuyền sản xuất có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc đường chữ U như sau:
Ưu điểm:
Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh;
Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;
Chuyên môn hoá lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất;
Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm được dễ dàng;
Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao;
Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định;
Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.
Hạn chế:
Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm;
Hệ thống sản xuất có thể bị gián đoạn (ngừng) khi có một công đoạn bị trục trặc;
Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn;
Không áp dụng được chế độ khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân.
Kiểu bố trí theo khu vực, máy móc được tập hợp vào khu vực sản xuất, chức năng của các khu vực đôi khi cũng giống như kiểu bố trí theo hướng sản phẩm trong một xưởng sản xuất hay qui trình sản xuất lớn, mỗi khu vực được thành lập để sản xuất một nhóm chi tiết có đặc tính chung. Điều này có nghĩa là chúng cần những máy móc giống nhau về tính năng cũng như kiểu lắp đặt.
Bố trí theo khu vực được thực hiện bởi các lý do sau đây:
Việc thay đổi thiết bị được đơn giản hóa.
Thời gian huấn luyện công nhân ngắn.
Giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
Các chi tiết sản xuất và vận chuyển nhanh hơn.
Nhu cầu về tồn kho bán thành phẩm thấp.
Dễ tự động hóa.
d. Bố trí theo kiểu định vị cố định:
Sơ đồ 5-2: Kiểu bố trí mặt bằng định vị cố định.
Một vài xí nghiệp chế tạo và xây dựng kiểu bố trí này, bằng cách sắp xếp các công việc để định vị sản phẩm ở vị trí cố định và vận chuyển công nhân, vật liệu, máy móc, các vật dụng khác đi đến khu vực sản xuất sản phẩm. Ví dụ: Hãng máy bay, tên lửa, tàu thủy, xây dựng cầu đường... Kiểu bố trí này được ứng dụng khi sản phẩm rất cồng kềnh, nặng nề và dễ hư hỏng. Mục tiêu của các nhà sản xuất là tối thiểu hóa khối lượng vận chuyển.
Ưu điểm:
Giảm sự vận chuyển để hạn hư hỏng và chi phí vận chuyển;
Sản phẩm không di chuyển nên có sự liên tục hơn trong lực lượng lao động được phân công không phải lập kế hoạch, bố trí nhân sự lại mỗi khi một hoạt động mới bắt đầu;
Hạn chế:
Yêu cần công nhân có kỹ năng cao;
Vận chuyển công nhân, máy móc thiết bị đến nơi làm việc có thể tốn kém nhiều chi phí;
Mức sử dụng máy móc thiết bị thấp.
Có lẽ hầu hết các kỹ thuật bố trí mặt bằng đều sử dụng mô hình 23 chiều của tòa nhà, qua đó, người ta lần lượt sắp xếp thử máy móc, bàn ghế và các thiết bị khác trên nhiều vị trí khác nhau để chọn phương án tốt nhất. Người ta hoàn tất mặt bằng chi tiết dự kiến, trong đó dòng di chuyển vật liệu và công nhân từ nơi này qua nơi khác là nhỏ nhất. Phương pháp này thường hữu dụng khi ta bố trí máy móc và phương tiện sản xuất vào một phòng, tòa nhà có sẵn và ta biết được rõ ràng hình ảnh mặt bằng đó.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?