<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Bộ phận bố trí mặt bằng biết hai phương án bố trí tốt:
Bố trí A | Bố trí B | |||||||||
8 | 4 | 10 | 2 | 5 | 7 | 1 | 9 | 6 | 3 | |
3 | 7 | 1 | 9 | 6 | 4 | 10 | 2 | 5 | 8 |
Biết khoảng cách vận chuyển qua lại giữa các bộ phận sản xuất.
Sự di chuyển giữa bộ phận | |||||
Khoảng cách (m) | |||||
Bố trí A | Bố trí B | Sự di chuyển giữa bộ phận | |||
Khoảng cách (m) | |||||
Bố trí A | Bố trí B | ||||
1-5 | 30 | 30 | 3-9 | 30 | 20 |
1-7 | 10 | 10 | 4-5 | 30 | 30 |
1-9 | 10 | 10 | 4-7 | 10 | 10 |
1-10 | 10 | 10 | 4-10 | 10 | 10 |
2-5 | 10 | 10 | 5-6 | 10 | 10 |
2-6 | 20 | 20 | 6-9 | 10 | 10 |
2-10 | 10 | 10 | 7-8 | 20 | 50 |
3-6 | 40 | 10 | 8-10 | 20 | 30 |
Biết cách thức chế tạo và số lượng trung bình từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Sản phẩm | chuỗi bộ phận chế tác | Số SP chế tác trong tháng | Sản phẩm | chuỗi bộ phận chế tác | Số SP chế tác trong tháng |
A | 1-5-4-10 | 1.000 | D | 1-7-8-10 | 1.000 |
B | 2-6-3-9 | 2.000 | E | 2-5-6-9 | 2.000 |
C | 2-10-1-9 | 3.000 | F | 1-7-4-10 | 4.000 |
Bài giải:
Đầu tiên, tính khoảng cách vận chuyển cho từng sản phẩm kể từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành sản phẩm đối với từng kiểu bố trí.
Sản phẩm | chuỗi bộ phậnchế tác | ||
Đánh giá khoảng cách/sản phẩm (dm) | |||
Bố trí A | Bố trí B | ||
A | 1-5-4-10 | 30+30+10=70 | 30+30+10=70 |
B | 2-6-3-9 | 20+40+30=90 | 20+10+20=50 |
C | 2-10-1-9 | 10+10+10=30 | 10+10+10=30 |
D | 1-7-8-10 | 10+20+20=50 | 10+50+30=90 |
E | 2-5-6-9 | 10+10+10=30 | 10+10+10=30 |
F | 1-7-4-10 | 10+10+10=30 | 10+10+10=30 |
Tiếp đến, ta lấy khoảng cách vận chuyển nhân với khối lượng sản phẩm cần sản xuất ra trung bình hàng tháng để biết tải trọng khoảng cách của từng sản phẩm, sau đó tính tổng tải trọngkhoảng cách của từng cách bố trí. Bố trí nào có tổng tải trọngkhoảng cách nhỏ nhất thì bố trí đó tốt hơn.
Sản phẩm | Số SP chế tác trong tháng | ||||
Khoảng cách/sp (dm) | Khoảng cách/tháng (dm) | ||||
Bố trí A | Bố trí B | Bố trí A | Bố trí B | ||
A | 1.000 | 70 | 70 | 70.000 | 70.000 |
B | 2.000 | 90 | 50 | 180.000 | 100.000 |
C | 3.000 | 30 | 30 | 90.000 | 90.000 |
D | 1.000 | 50 | 90 | 50.000 | 90.000 |
E | 2.000 | 30 | 30 | 60.000 | 60.000 |
F | 4.000 | 30 | 30 | 120.000 | 120.000 |
Tổng cộng | 570.000 | 530.000 |
Qua bảng tính toán ta thấy bố trí B cho kết quả tốt, với tổng khoảng cách dịch chuyển sản phẩm trong tháng qua các máy móc thiết bị là nhỏ nhất.
Trong những năm gần đây, nhiều chương trình máy tính được xây dựng để phát triển và phân tích bố trí mặt bằng theo hướng qui trình. Một số chương trình sử dụng tỷ lệ gần gũi nhằm tối đa hóa tổng quan hệ đối với các bộ phận khác nhau phù hợp với mặt bằng nhà xưởng. Một số khác, được viết nhằm thiết lập sự tối thiểu hóa chi phí vận chuyển trong từng thời kỳ.
Nhìn chung, các chương trình này giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và công sức giải quyết những vấn đề lớn và phức tạp. Tuy nhiên các kết quả chỉ là bố trí ban đầu, nhiều khi ta cần phải chỉnh lý lại, kiểm tra sự logic cũng như máy móc thiết bị phải được điều chỉnh cho vừa vặn bằng tay.
Phân tích dây chuyền là mục tiêu trung tâm của bố trí mặt bằng theo hướng sản phẩm. Các yếu tố như thiết kế sản phẩm, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm ảnh hưởng quyết định cuối cùng đến qui trình công nghệ và năng lực sản xuất. Ngoài ra, người ta cũng xác định số lượng công nhân, máy móc vận hành bằng tay hay tự động và các công cụ khác cần thiết để sản xuất.
Cân bằng dây chuyền sản xuất: Là phân tích dây chuyền sản xuất, phân chia những công việc được thực hiện theo từng khu vực sản xuất, mỗi khu vực sản xuất đảm nhiệm một nhiệm vụ giống nhau, tập hợp nhóm khu vực sản xuất đồng nhất này thành trung tâm sản xuất. Mục tiêu của phân tích dây chuyền sản xuất là xác định bao nhiêu khu vực sản xuất cần phải có và những nhiệm vụ nào được giao cho từng khu vực. Vì thế, số lượng công nhân và máy móc thiết bị được giảm thiểu nhưng vẫn đảm bảo khối lượng sản phẩm sản xuất theo yêu cầu.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?