<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Bảng 2.6. Vai trò của vitamin đối với vi sinh vật
Vitamin | Dạng coenzim | Chức năng |
Tiamin (avevrin, B1) | Tiamin pirophotphat (TPP) | Oxi hoá và khử cacboxyl các ketoaxit, chuyển nhóm aldeit |
Riboflavin (lactoflavin, B2) | Flavinmononucleotit(FMN), flavin adenin dinucleotit (FAD) | Chuyển hydro |
Axit pantotenic (B3) | Coenzim A | Oxi hoá ketoaxit và tham gia vào trao đổi chất của axit béo |
Niaxin (a. nicotinic, nicotinamin, B5) | Nicotin adeninDinucleotit (NAD) và NADP | Khử hydro và chuyển hydro |
Piridoxin (pirdoxal, piridoxamin, B6) | Piridoxal photphat | Chuyển amin, khử amin, khử cacboxyl raxemin hoá axit amin |
Biotin (B7, H)Axit folic (folaxin, B9, M, Bc ...) | Biotin Axit tetrahidrofolic | Chuyển CO2 và nhóm cacboxilicChuyển đơn vị 1 cacbonChuyển CO2 các nhóm cacboxilic |
(Axit APAB paraaminobenzoic, B10) | Axit tetrahidrofolic | Chuyển đơn vị 1 cacbon |
Xianocobalamin (cobalamin, B12) | Metilxianocobalamit | Chuyển nhóm metyl |
Axit lipoic | Lipoamit | Chuyển nhóm axyl và nguyên tử hydro |
Axit ascocbic(Vitamin C) | Là cofacto trong hydroxyl hoá | |
Ecgocanxiferol(Vitamin D2) | 1,25 - dihidroxicole-canxiferol | Trao đổi canxi và photpho |
Căn cứ vào nguồn thức ăn cacbon mà người ta chia vi sinh vật thành các nhóm sinh lý sau đây:
* Nhóm 1: Tự dưỡng
- Tự dưỡng quang năng. Nguồn C là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng.
- Tự dưỡng hoá năng. Nguồn C là CO2, nguồn năng lượng là một số hợp chất vô cơ đơn giản.
* Nhóm 2: Dị dưỡng
- Dị dưỡng quang năng
Nguồn C là chất hữu cơ ..., nguồn năng lượng là ánh sáng, ví dụ ở vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía.
- Dị dưỡng hoá năng:
Nguồn C là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là từ sự chuyển hoá trao đổi chất của chất nguyên sinh của một cơ thể khác. Ví dụ ở động vật nguyên sinh, nấm, một số vi khuẩn.
- Hoại sinh:
Nguồn C là chất hữu cơ. Nguồn năng lượng là từ sự trao đổi chất của chất nguyên sinh các xác hữu cơ. Ví dụ ở nhiều nấm, vi khuẩn.
- Ký sinh :
Nguồn C là chất hữu cơ. Nguồn năng lượng là lấy từ các tổ chức hoặc dịch thể của một cơ thể sống. Ví dụ các vi sinh vật gây bệnh cho người, động vật, thực vật.
Như vậy là tuỳ nhóm vi sinh vật mà nguồn cacbon được cung cấp có thể là chất vô cơ (CO2, NaHCO3, CaCO3 ...) hoặc chất hữu cơ. Giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ các nguồn thức ăn cacbon khác nhau phụ thuộc vào 2 yếu tố : một là thành phần hoá học và tính chất sinh lý của nguồn thức ăn này, hai là đặc điểm sinh lý của từng loại vi sinh vật. Trên thế giới hầu như không có hợp chất cacbon hữu cơ nào mà không bị hoặc nhóm vi sinh vật này hoặc nhóm vi sinh vật khác phân giải. Không ít vi sinh vật có thể đồng hóa được cả các hợp chất cacbon rất bền vững như cao su, chất dẻo, dầu mỏ, parafin, khí thiên nhiên. Ngay focmon là một hoá chất diệt khuẩn rất mạnh nhưng cũng có nhóm nấm sợi sử dụng làm thức ăn.
Nhiều chất hữu cơ vì không tan được trong nước hoặc vì có khối lượng phân tử quá lớn cho nên trước khi được hấp thụ, vi sinh vật phải tiết ra các enzim thuỷ phân (amilaza, xenlulaza, pectinaza, lipaza ...) để chuyển hoá chúng thành các hợp chất dễ hấp thụ (đường, axit amin, axit béo ...)
Notification Switch
Would you like to follow the 'Vi sinh vật học môi trường' conversation and receive update notifications?