<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Trên các sông rộng, có độ sâu lớn thường thấy lưới đáy hoạt động kết nhau thành bè. Bè lưới đáy có chức năng nhằm cố định vị trí thả lưới đáy và tạo thành bệ nổi để thả ngáng. Bè lưới đáy thường dùng các ghe lớn, cũ liên kết lại thành một loạt các miệng lưới, giữa hai ghe là một miệng lưới đáy.
Ngáng cho bè lưới đáy cũng tương tự như cọc lưới đáy, nhưng sự khác biệt ở đây là ngáng không thả xuống sát đáy, mà được dựng đứng lơ lững trong nước. Phía trên của ngáng thì được cố định bởi các bè, phía dưới thì có các dây chằng cố định sao cho ngáng luôn ở tư thế thẳng đứng. Vì thế miệng lưới đá bè luôn nằm cách mặt nước một độ sâu nào đó cho dù nước lớn hay nước ròng.
Kỹ thuật khai thác lưới đáy gồm có hai bước: Chọn ngư trường (chọn bãi đặt lưới Đáy), và khai thác nghề lưới đáy.
Chọn ngư trường hay còn gọi chọn nơi thả đáy. Nơi thả lưới đáy phải là nơi có nhiều cá, tôm qua lại, là nơi có dòng chảy tương đối mạnh và có nhiều thức ăn cho cá. Tuy nhiên việc tìm nơi thả đáy không phải dễ dàng, vì nó liên quan đến sự đi lại của tàu bè và đường di chuyển của cá cũng thường thay đổi. Mặt khác lưới đáy là ngư cụ cố định nên việc chọn nơi đặt lưới đáy cần phải tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế lâu dài.
Yêu cầu chung để chọn nơi đặt lưới đáy cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Nhìn chung kỹ thuật khai thác lưới đáy (đáy cọc, đáy neo, đáy bè, đáy cá tra,...) đều bao gồm các bước cơ bản sau: Chuẩn bị, chải lưới, thu lưới và bắt cá. Ta sẽ lần lượt tìm hiểu một số nghề lưới đáy phổ biến ở ĐBSCL sau:
Bước chuẩn bị đối với lưới đáy cọc là vá các chổ lưới bị rách, thay thế các bộ phận bị hư hỏng nặng và kém an toàn. Đồng thời kiểm tra các cọc đáy xem có bị mục, gãy, hoặc dây cáp căng cọc bị đứt hay không để kịp thơi sửa chữa. Sau đó chuyển lưới đến điểm thả đáy.
Khi lưới đã được chuyển đến điểm thả đáy, thì buộc thuyền vào rượng dưới, tiếp đó vắt lưới lên rượng trên thành từng lớp từ đụt ở dưới, thân, cánh ở trên cùng. Tiếp đến đưa hai đấu cánh (2 cặp điêu) về hai bên cọc rồi liên kết điêu với nài và mép sắt. Chú ý coi chừng giềng bị xoắn.
Chờ khi nước hạ thấp, dòng chảy vừa đủ để cho lưới trôi về phía sau thì tiến hành tháo tay quay tời (thả mép sắt), ấn nhẹ cây chui, điêu lưới sẽ tự động tuột theo cọc xuống đến độ sâu đã định. Khi đó, dưới tác dụng của dòng chảy, miệng lưới từ từ mở ra, kéo theo lưới (đã được dắt trên rượng trước đó) sẽ lần lượt tuột xuống nước và trôi dần về phía sau. Khi lưới đã làm việc ổn định, ta thắt đáy đụt lại, rồi buộc dây đổ đụt vào rượng.
Tiếp đến là thời gian chải đáy, thời gian chải đáy tùy thuộc vào chu kỳ thay đổi chiều dòng chảy, tốc độ dòng chảy và mật độ cá vào đáy,... mà có thời gian chải đáy khác nhau.
Sau thời gian chải đáy nhất định nào đó, thì ta tiến hành đổ đụt. Trước hết ta dùng ghe (thuyền) lần theo dây đổ đụt (dây thắt đáy đụt), dùng dây này kéo đụt lên thuyền. Tiếp đó tháo miệng đụt (hoặc mở miệng rọ) rồi trút cá ra.
Khi hết giai đoạn thả lưới (tùy theo con nước cá xuất hiện, thông thường 5-7 ngày) thì ta thu lưới đem vào bờ. Để thu lưới trước hết ta gắn tay quay vào tời, quay tời để nâng hai điêu lưới lên gần rượng dưới, khóa tay quay và buộc chặt hai nài vào cọc. Tiếp đó tháo hai điêu, buộc chung lại với nhau và bắt đầu giặt lưới từ cánh, đến thân rồi đụt lưới. Sau cùng chuyển lưới vào bờ là hết một con nước khai thác lưới đáy.
Lưới đáy cố định bằng neo là phương pháp cơ động nhất trong các phương pháp khai thác lưới đáy. Nó đáp ứng được nhu cầu khai thác ở những nơi sâu, khó lắp cọc đáy, và dễ dàng tháo dỡ lưới đáy khi không còn khai thác nữa.
Bước chuẩn bị cũng gần giống như chuẩn bị đối với lưới đáy cọc. Điểm khác nhau là thay vì chuẩn bị vật tư, phương tiện cho cọc đáy thì ở đây người ta chuẩn bị các neo, dây cáp giăng và phao nổi (thùng phuy).
Đưa neo, phao và lưới đến điểm thả đáy. Công việc đầu tiên cần làm là tiến hành thả neo và phao nổi. Trước hết ta thả neo 1, rồi đưa thuyền về ngang với neo 1, ở khoảng cách nhất định, ta thả tiếp neo 2. Tiếp đến nới so hai dây neo sao cho hai phao ngang bằng nhau. Cuối cùng ta ổn định khoảng cách giựa 2 phao nổi bằng dây khống chế miệng đáy.
Khi hai neo đã ổn định vị trí, ta tiến hành thả ngáng (có khi người ta thay ngáng bằng dây đứng cũng có phao ở trên và vật nặng ở dưới). Ở phía dưới ngáng ta buộc dây tam giác nối với dây cáp neo. Tiếp đó ta buộc 2 điêu lưới vào ngáng, rồi thả toàn bộ ngáng và lưới xuống nước. Dưới tác dụng của vật nặng, phao và dòng chảy lưới sẽ tự động rơi chìm xuống nước và lưới sẽ được mở ra. Tiếp đến ta buộc đụt bởi dây thắt đáy đáy đụt vàì một đầu kia của dây thắt đáy đụt ta buộc với phao nổi để định vị đáy đụt.
Tương tự như lưới đáy cọc, sau thời gian nhất định (phụ thuộc vào chu kỳ nước lớn, ròng) ta cũng tiến hành đổ đụt. Trước hết ta dùng thuyền bơi đến chổ phao đáy đụt, kéo dây thắt đáy đụt lên và tiến hành tháo đụt, trút cá ra. Nếu khai thác liên tục thì ta buộc đáy đụt lại rồi chải đụt tiếp.
Khi không còn khai thác nữa thì ta tiến hành thu lưới. Trước hết ta tháo 2 điêu lưới ra, rồi gộp chung lại với nhau. Sau đó rữa lưới, xếp lại, rồ thu tất cả phao, cáp giăng và neo. Chuyển tất cả lưới và trang thiết bị về nhà. Đến đây thì hết một đợt khai thác lưới đáy neo.
Điểm khác biệt của kỹ thuật khai thác lưới đáy neo là ở chổ: giai đoạn thả lưới và thu lưới là vào lúc nước đứng (chảy yếu). Còn giai đoạn chải đáy là lúc nước chảy mạnh, nước chảy càng mạnh đáy càng bị chìm xuống. Thường thu cá một lần, nhưng đối với đáy cá tra thì thu thường xuyên bằng cách dùng vợt xúc cá trong thùng chứa ở cuối đụt.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?