<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
ath>ađvà dth<dđ
Đụt lưới đáy là phần giữ cá và bắt cá. Thực tế người ta nhận thấy rằng một đối tượng đánh bắt nào đó (cá, tôm,..) một khi đã vào đến phần đụt thì có xu hướng tìm cách thoát ra mạnh nhất, do vậy yêu cầu khi chọn kích thước mắt lưới đụt phải đảm bảo sao cho cá không thể chui ra khỏi mắt lưới và cũng không được đóng dính vào mắt lưới.
Mặt khác, vì đụt là phần quan trọng nhất làm ra sản lượng, cho nên độ thô chỉ lưới cho phần đụt cũng cần phải đảm bảo độ bền chắc để ngừa trường hợp cá phá lưới hoặc sản lượng đánh bắt được quá nhiều có thể làm rách đụt. Ở một số lưới đáy để tăng cường cho đụt lưới thường người ta lắp thêm bên ngoài đụt lưới bởi một áo bao đụt.
Rọ là dụng cụ chứa cá được lắp đặt thêm vào phần cuối đụt (có khi có khi không), rọ được làm bằng tre, có dạng hình trụ, có nắp mở trên thân rọ. Khi thu cá chỉ cần kéo rọ lên rối mở nắp trút cá ra (H 9.2).
Lưới đáy là ngư cụ cố định nên cọc (hoặc neo hoặc bè) là những những công cụ cần thiết để ổn định vị trí và hình dạng của miệng lưới đáy. Tùy theo khu vực, độ sâu, tốc độ dòng chảy mà người ta lắp lưới đáy vào cọc hoặc neo hoặc bè. Do đó mà lưới đáy được gọi theo nhiều tên gọi khác nhau: Lưới đáy cọc, lưới đáy neo, lưới đáy bè.
Cọc sử dụng trong lưới đáy thường được áp dụng ở những nơi có độ sâu tương đối nhỏ (cạn), dưới 10 m (H 9.3). Nguyên liệu làm cọc lưới đáy thường là những cây gỗ thẳng, dài (thường bằng gỗ dưà, cau, bạch đàn,...) có độ dẽo cao và chịu được nước. Đôi khi người ta còn làm cọc bằng xi măng dạng cột tròn hoặc cột vuông. Yêu cầu đối với cọc xi măng là phải chịu được sự phá hủy của nước.
Chiều cao cọc phải đủ cao sao cho có thể cắm vững chắc sâu xuống nền đáy và ló lên khỏi mắt nước khi triều cường cao nhất. Tùy theo độ sâu mà ta chọn chiều cao cọc thích hợp.
Đường kính của cọc liên quan đến tính dẽo và sức chịu lực uốn của cọc. Tùy theo độ sâu và áp lực nước tác dụng lên lưới mà ta chọn đường kính của cọc sao cho đảm bảo cọc không bị gãy trong quá trình khai thác lưới đáy cọc. Thông thường cọc càng to thì sức chịu lực càng lớn, nhưng giá thành càng đắt và khó lắp đặt cọc.
Ở những nơi có độ sâu lớn, dòng chảy mạnh, việc cắm cọc lưới đáy rất khó khăn, nhiều khi không thể thực hiện được, người ta thường dùng neo-ngáng để thay thế cọc (H.9.4).
Neo được thả phía trứớc miệng lưới Đáy, được làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ. Yêu cầu đối với neo là phải đủ nặng và bám chặc được trong đất, đãm bảo neo không bị rê (xê dịch) khi có dòng chảy mạnh tác dụng lên lưới. Neo được liên kết miệng lưới thông qua dây neo và ngáng.
Ngáng là thanh gỗ (hoặc kim loại) nhằm căng chiều cao miệng lưới đáy, chiều cao của ngáng bằng với chiều cao của miệng lưới đáy.
Dây neo thường được làm bằng dây tổng hợp (nilon, polyethylene,...). Yêu cầu đối với dây neo là phải chịu được kéo căng khi nước tác dụng lên lưới. dây neo nên được thả đủ dài để tránh tình trạng rê neo (cày neo).
Để ổn định miệng lưới đáy ở đầu trên của ngáng người ta thả hai phao tiêu (thùng phuy) nổi lên mặt nước và phía dưới ngáng có vật nặng để ngáng luôn thẳng đứng. Phao tiêu (thùng phuy) này cũng còn giúp cho tàu bè đi lại biết được khu vực ta đang thả lưới đáy mà tránh ra xa lưới đáy.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?