<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
(1) Sự di chuyển rất xa từ lá lên mô phân sinh mà không thay đổi.
(2) Được duy trì trong mô phân sinh bởi một lá được kích thích riêng lẻ trong sự hiện diện của nhiều lá không được kích thích mà có lẽ tạo ra một tỉ lệ không thích hợp.
(3) Tồn tại một thời kỳ của những điều kiện không kích thích mà kết quả trong một tỉ lệ không thích hợp.
Những khó khăn nầy có thể gặp bởi cho rằng tỉ lệ thích hợp phải được sản xuất chỉ ở mô phân sinh và chỉ trong một khoảng thời gian giới hạn. Như vậy, tỉ lệ thích hợp nhất giữa những chất từ những lá được kích thích và không được kích thích có lẽ thay đổi khi sự gợi ra hoa tiếp diễn.
Có hơn 80 loci liên quan đến sự ra hoa được giải mã trong bộ gene của cây Arabidopsis thông qua đột biến. Nhiều gene trong số nầy đã được xác định chức năng (Bảng 2.1). Tùy thuộc vào thời kỳ hoạt động khác nhau trong sự kiểm soát sự ra hoa, các gene nầy có thể chia thành hai nhóm là nhóm gene định dạng mô phân sinh hoa và gene định dạng cơ quan.
Genes kiểm soát sự chuyển từ mô phân sinh chồi ngọn sang mô phân sinh hoa được gọi là genes kiểm soát sự ra hoa như LEAFY (LFY), APETALA 1 (AP1), AP2, CALIFLOWER (CAL), UNASUAL FLORAL ORGANS (UFO),... (Levy và Dean, 1998). Sự biểu hiện của những gene nầy kiểm soát thời điểm ra hoa của cây. Hai gene LFY và AP1 giữ vai trò đầu tiên trong sự khởi phát hoa của của chương trình ra hoa. Chức năng của gene được xác định bằng phương pháp chuyển gene. Trong cây chuyển gene của cây Arabidopsis chứa 35S::LFY, phát hoa thứ hai của lóng ở phía dưới được thay thế bằng một hoa đơn. Số lá dạng hoa hồng không giảm nhưng ít mầm trong chồi nách của dạng hoa hồng phát triển thành hoa và phát hoa trở thành hoa tận cùng. Trong trường hợp cực trọng, hoa tận cùng được tạo ra ngay sau khi lá dạng hoa hồng xuất hiện. Điều nầy cho thấy rằng sự biểu hiện quá mạnh của gene LFY có thể thúc đẩy sự tạo ra hoa tận cùng.
Sự sinh trưởng dinh dưỡng và sự ra hoa là hai mặt trái ngược trong cây được cân bằng bởi nhiều yếu tố. Một số gene thúc đẩy sự sinh trưởng dinh dưỡng và ức chế sự ra hoa và một số gene có tác động ngược lại. Do đó, có hai con đường kiểm soát sự ra hoa là ức chế và thúc đẩy.
Bảng 2.1 Những gene kiểm sóat sự ra hoa trên cây arabidopsis
Genes | Kiểu hình của sự đột biến hoặc chức năng | Tác giả |
1. Ra hoa tự lập | ||
EMF | Ra hoa sớm, ra hoa mà không cần sự sinh trưởng dinh dưỡng | Sung và ctv., 1992 |
TFL | Ra hoa sớm, phát hoa xác định | Bradley va ctv., 1997 |
LFY | Sự biến đổi từng phần của hoa thành phát hoa | Weigel và ctv., 1992 |
AP1 | Lá đài trở thành lá bắc, cánh hoa bất bình thường | Irish và Sussex, 1990; Mandel và ctv., 1992 |
AG | Nhị hoa trở thành cánh hoa, lá noãn thành hoa | Mizukami và Ma, 1997 |
AP2 | Đài hoa thành lá noãn, Cánh hoa thành nhị | Jofuku, và ctv., 1994 |
CAL | Thúc đẩy kiểu hình của AP1 | Bowan, và ctv., 1992 |
FCA | Đột biến ra hoa trễ và đáp ứng rất mạnh với sự thụ hàn | Koornneef và ctv., 1991 |
LD | Đột biến ra hoa trễ và đáp ứng với sự thụ hàn | Pineiro và Coupland, 1998 |
FPA, FVA, FY | Đột biến ra hoa trễ và đáp ứng với sự thụ hàn | Martinez-Zapater và ctv., 1994 |
CLV | Mô phân sinh lớn, Nhiều bộ phận hoa | Fletcher và ctv., 1999 |
2. Ảnh hưởng quang kỳ | ||
CO | Đột biến ra hoa trễ | Putterill và ctv., 1995 |
FHA | Đột biến ra hoa trễ | Gou và ctv., 1998 |
HY4 | Đột biến ra hoa trễ | Koornneef và ctv., 1980 |
FD, FE, FT, FWA, GI, | Đột biến ra hoa trễ | Pineiro và Coupland, 1998 |
LHY, CCAI | Đột biến ra hoa trễ và biến mất theo chu kỳ một ngày/lần | Wang và Tobing, 1998 |
3. Ảnh hưởng nhiệt độ thấp | ||
VRN1, VRN2, VRN3, VRN4 | Đột biến ra hoa trễ kết hợp với sự đáp ứng với sự thụ hàn | Chandler và ctv., 1996 |
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?