<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Bào tử đãm có hình cầu, bầu dục, chai.... với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, xanh, tím, nâu, hay không màu và vách trơn láng. Số lượng bào tử đãm được tạo ra từ một quả thể rất lớn ví dụ như ở nấm Agaricus campertris có đến 1,8 tỉ bào tử đãm trong 2 ngày hay trung bình 40 triệu bào tử/giờ.
Hình 5.5. Mô hình tiêu biểu của một BÀO TỬ ĐÃM cắt ngang (Sharma, 1998)
Phần góc đáy của một bào tử đãm gọi là TỂ (hilum)(hình 5.5), kế bên trên là PHỤ TỂ (hilar appendix). Theo Pegler và Young (1975) vách bào tử đãm gồm có 5 lớp: NGOẠI BÌ BÀO TỬ (ectosporium), NGOẠI KẾ BÌ BÀO TỬ (perisporium), TRUNG BÌ BÀO TỬ (exosporium), NỘI KẾ BÌ BÀO TỬ (episporium), và NỘI BÌ BÀO TỬ (endosporium).
Lóp ngoài thì sần sùi, lớp giữa không màu và bào tử đãm non chỉ có 2 lớp: NGOẠI BÌ và NỘI BÌ đến khi trưởng thành thì phát triển 5 lớp.
Nhiều cơ chế được đề nghị nhưng nhiều nhà khoa học đồng ý cơ chế BONG BÓNG hay BỌT bắt nguồn từ phụ rốn. Theo Buller (1909, 1922), bong bóng ban đầu là dung dịch (hình 5.5) và tăng kích thuốc lần lần cho đến khi đãm bào tử đột ngột rời khỏi cọng nên còn gọi là BONG BÓNG BULLER.
Những nghiên cứu của Wells (1965) dưới kính hiển vi điện tử cho thấy bao bên ngoài giọt dung dịch đó là một lớp màng của cuống và chính những áp lực của cuống bao này sẽ làm bào tử đãm phóng thích thế nhưng theo Olive (1964) và Ingold và Dunn (1968) cho rằng những giọt này thay vì là dung dịch lại là khí CO2 và nhờ đó bung ra dể dàng mang theo các bào tử đãm, cơ chế này có tên PHÓNG THÍCH NỔ (explisive discharge). Theo van Niel và ctv (1972), giọt bong bóng này có thể là khí có thể là dung dịch và cả hai đều rất dể dàng giúp cho bào tử phóng thích ra ngoài.
Ainsworth (1973) chia ngành phụ này thành 3 lớp sau:
Tiêu biểu cho lớp này là nấm Rỉ sắt (rust) và muội than (smuts) ký sinh trên thực vật
Họ Puccinaceae (bào tử đông [teliospore])
* Puccinia graminis
Nấm này thuộc nấm ký sinh bắt buộc trên cây lương thực với hơn 700 loài. Nấm Puccinia graminis có chu kỳ sinh trưởng trên 2 ký chủ khác nhau (lúa mì và dâu [Berberis vulgaris]), chúng sẽ tạo ra vết gỉ sắt trên lá (hình 5.6) nhưng giai đoạn nhị bội của vòng đời nấm này trên lúa mì (hình 5.7).
Bào tử rỉ (urediniospore) là là một cấu trúc cuống phát triển thành thể hình bầu dục, cầu tròn, mỗi bào tử chứa 2 nhân và bao bằng một lớo vỏ dầy, từ 50.000 đến 60.000 bào tử trong đãm bào tử rỉ (uredinium). Các đãm bào tử rỉ được tìm thấy trên thân, lá lúa mì có màu rỉ đỏ, đen.
Từ một bào tử rỉ nẩy mầm và cho ta một bào tử đãm, mỗi bào tử đãm có cấu trúc nhỏ, đơn nhân đơn bội và chúng dể dàng bay vào trong không khí.
Hình 5.6. Các đốm rỉ sắt trên lá và thân lúa mì (A và B) trên lá dâu (C và D)(Sharma, 1998)
** Chu kỳ sinh trưởng của nấm Puccinia gramini
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình môn nấm học' conversation and receive update notifications?