<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Puccinia graminis gây ra rỉ sắt trên là và thân lúa mì chỉ là ký chủ 1 và cây dâu tằm (Berberis vulgaris) là ký chủ 2. Chu kỳ sinh trưởng có 5 giai đoạn trong đó 3 giai đoạn ở trên lúa mì và 2 giai đoạn sau ở cây dâu tằm.
Ở trên lúa mì chỉ gồm khuẩn ty nhị bội, khuẩn ty phát triển trên lá và thân lúa mì sẽ tạo ra các bào tử đông (teliospore), có vách dày và láng thuờng có dạng gần tròn và phát tán trong không khí cũng như sống sót khá lâu. Khi bào tử động nẩy mầm cho ra các đãm bào tử xuất phát tử đoạn sinh đãm (hypobasidia) rồi tạo ra hình ống dài gọi là NGOẠI ĐÃM (epibasidia), nhân nhị bội di chuyển vào ngoại đãm rồi phân chia thành 4 nhân đơn bội trong đãm bào tử và phát tán trong không khí nhưng nó không thể nẩy mầm trên lúa mì và chỉ nẩy mầm trên cây dâu tằm vì trên lá của cây dâu có chất dinh dưỡng cần thiết cho bào tử đãm nẩy mầm và phát triển.
Ở trên cây dâu tằm, bào tử đãm tạo thành cái túi bào tử phấn (spermaforium).
Giống này có hơn 400 loài ký sinh trên thực vật và hầu hết thuộc họ Graminae và Cyperaceae trong đó có nhiều cây lượng thực quan trọng; Triệu chứng thể hiện rất rỏ là chúng gây ra bệnh MUỘI THAN trên hột với những bào tử than trong một cái bọc có vỏ mỏng và khi gió thổi mạnh thì bọc vở ra phóng thích bào tử vào trong không khí (hình 5.8).
Hình 5.7. Lá và thân lúa mì nhiễm nấm Puccinia graminis với các đãm bào tử đông (A-C), một vài đãm bào tử đông (urediniospore) nẩy mầm với một ống mầm xuyên vào nhu mô lá luá mì (D - F)(Sharma, 1998)
Hình 5.8. Triệu chứng nhiểm bệnh muội than do Ustilago gây ra trên lúa mì (A - B), trên bắp (C), trên lúa kiều mạch [oat](D), trên lúa mạch (E), trên cỏ chỉ [Cynodon dactylon](F), trên mía đường (F)(Sharma, 1998)
Khuẩn ty phân nhánh, có vách ngăn ngang, có 2 loại khuẩn ty: khuẩn ty sơ cấp là những khuẩn ty hình thành từ sự nẩy mầm của đãm bào tử với những tế bào chỉ chứa một nhân đơn bội vì vậy khuẩn ty này còn gọi là khuẩn ty đơn bội (monokaryotic mycelium), chúng chuyển sng khuẩn ty thứ cấp hay là chết, khuẩn ty thứ cấp chứa nhân nhị bội và thường gặp ở ký chủ, khuẩn ty này còn gọi là khuẩn ty nhị bội (dikaryotic mycelium).
Quá trình chuyển từ khuẩn ty đơn bội sang khuẩn ty nhị bội còn gọi là hiện tương nhị bội hoá (diploidization = dikaryotization) trong đó 2 nhân của 2 dòng khác nhau trong tế bào đơn bội bắt cặp để thành tế bào nhị bội, quá trình này xảy ra dưới nhiều hình thức sau:
Hình 5.9. Những trường hợp nhị bội hoá của Ustilago như ở U. maydis [A], ở U. anthearum [B], ở U. hordei [C-D], ở U. nuda [E], ở U. violacea [F](Sharma, 1998)
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình môn nấm học' conversation and receive update notifications?