<< Chapter < Page Chapter >> Page >
  1. Cáp

Cáp có chức năng như thừng, cũng được dùng vào các mục đích cần lực chịu tải lớn và làm việc được trong các môi trường khắc nghiệt. Nhưng khác biệt cơ bản giữa cáp và thừng ở chổ là cáp được tạo thành bởi các sợi kim loại có đường kính =(0,2-5) mm, các sợi kim loại nhỏ này được xếp song song với số lượng lớn và được se qua một hoặc hai lần mà ta có cáp se 1 lần hoặc cáp se 2 lần.

Sức chịu lực của cáp lớn hơn thừng nếu xét ở cùng đường kính. Tuy vậy cáp cũng có các ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm: + Cáp có độ bền cơ học lớn.

+ Chịu được tải trọng nặng.

+ Làm việc tốt trong môi trường ẩm ướt.

Nhược điểm: + Dễ bị gỉ sét.

+ Khó bảo quản trong môi trường ẩm.

+ Khi bị đứt thì khó nối, phải sử dụng phương pháp nối đặc biệt.

+ Dễ gây ra tai nạn lao động.

* Các chú ý khi làm việc với cáp

+ Khi cáp bị gỉ, các sợi thép con có thể bị bong ra, rất dễ đâm vào tay, do vậy khi làm việc với cáp nên có găng tay bảo hộ lao động.

+ Không đứng dưới cáp và dọc theo đường sinh lực của cáp khi cáp đang hoạt động, phải có mũ bảo hộ lao động.

* Phân loại cáp

Người ta cũng có thể phân loại cáp theo nguyên liệu hoặc theo cấu tạo.

Bảng 1.4 - Phân loại cáp theo nguyên liệu và theo cấu tạo
Theo nguyên liệu Theo cấu tạo
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Cáp thép.FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Cáp hổn hợp+ Cáp thép có lõi thực vật (tẩm dầu)+ Cáp thép có vỏ cao su bọc ngoài. FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Cáp se 1 lầnFIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Cáp se 2 lần
  1. Vấn đề bảo quản ngư cụ

Ngư cụ trong hoạt động sản xuất nghề cá là các vật tư, nguyên vật liệu từ các xơ, sợi thực vật, tổng hợp hoặc kim loại nên chúng thường bị hư hỏng, mất phẩm chất hoặc dễ bị gỉ sét. Chúng thường làm việc với lực căng lớn và trong điều kiện bị nhiều tác động xấu của môi trường xung quanh, chẳng hạn có lúc chúng làm việc ở những nơi có độ ẩm cao; đôi lúc chúng bị phơi trực tiếp ra dưới ánh nắng của mặt trời, cũng có lúc bị bỏ xó trong góc, kẹt để cho côn trùng, chuột bọ dễ cắn phá,... do đó ngư cụ rất dễ bị hao mòn, biến chất, hư hỏng, rách nát không phục hồi lại được.

Để có thể sử dụng lâu dài các ngư cụ, việc hiểu rõ các tính năng, tính chất của nguyên liệu cấu thành nên ngư cụ, các điều kiện cần thiết để ngư cụ có thể hoạt động lâu bền là công việc mà người sử dụng và quản lý ngư cụ phải làm.

Cụ thể đối với công tác bảo quản là cần chú ý như sau.

  • Bảo quản ngư cụ và các vật tư, nguyên liệu cấu thành ngư cụ
  1. Xơ, sợi, chỉ lưới, phao nhựa,... phải để nơi râm mát, thoáng gió. Tránh để nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, không nên để trên nền đất ẩm ướt hoặc gần nơi nóng ẩm hoặc ngọn lửa, bởi vì ánh sáng mặt trời, độ nóng và ẩm có thể làm cho các cho các nguyên liệu, vật tư này mau bị lão hóa, biến chất hoặc bốc cháy.
  2. Nếu là kim loại phải được tháo rời, tách để riêng khỏi vàng lưới, nên tẫm dầu chống sét và treo mắc lên cao.
  3. Ngư cụ sau khi sử dụng xong phải rữa sạch, loại bỏ rác bẩn dính vào, đem hong khô và treo mắc lên cao. Lưới làm việc lâu ngày nên nhuộm lại để tăng tính bền, dẽo vốn có của lưới và nhằm diệt khuẩn ký sinh trong ngư cụ.
  4. Nếu ngư cụ không làm việc thường xuyên, thì sau khi mỗi lần làm xong nên tháo rời các trang thiết bị, phụ tùng ra khỏi lưới, gỡ bỏ các tạp chất dính vào ngư cụ (rác, cá thối,...). Tiếp đến rữa sạch ngư cụ bằng nước muối để diệt khuẩn (nếu có thể được), sau đó rữa lại bằng nước sạch. Lưới phải được treo lên giá, hong khô để tránh chuột bọ làm nơi trú ẩn và cắn phá lưới.
  5. Nhà xưởng để bảo quản ngư cụ

Nhà xưởng dùng để bảo quản ngư cụ là nơi cần thiết cho các hoạt động giữ gìn và bảo quản ngư cụ. Nhà xưởng bảo quản có đạt yêu cầu thì ngư cụ mới có thể bảo quản tốt. Tùy theo số lượng và tầm quan trọng của ngư cụ cần bảo quản mà ta có thể thiết kế nhà bảo quản sao cho phù hợp, nhưng nhìn chung nhà xưởng cần đạt các yêu cầu sau:

  1. Nền nhà phải cao ráo, trán xi măng có độ dốc thoát nước tốt để tránh ẩm ướt nền nhà.
  2. Phải xây tường cao, chống chuột bọ đột nhập vào cắn phá ngư cụ và phải có ván cách nhiệt.
  3. Mái nhà nên lợp ngói, không nên lợp tôn, để tránh nhiệt độ tăng lên đột ngột.
  4. Phải có cửa chớp (cửa lá sách) để thoáng gió và ánh sáng có thể đi vào, nếu có thể được nên trang bị máy điều hòa nhiệt độ.
  5. Nên kiểm tra thường xuyên và định kỳ nhà xưởng và trang thiết bị để kịp thời phát hiện hư hỏng và xử lý.
  6. Cần có bảng thông báo, hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản cho từng loại trang thiết bị, cách phòng chống khi có sự cố xãy ra đối với vật tư, thiết bị bảo quản.

Trên đây là một số yêu cầu cần thiết để bảo quản ngư cụ, tuy nhiên tùy hoàn cảnh và mức độ yêu cầu trong công tác bảo quản mà ta có thể trang bị cho phù hợp.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask