<< Chapter < Page Chapter >> Page >

* Các ký hiệu biểu thị kết cấu của chỉ

Trong thực tế ta thường gặp các loại chỉ có độ thô khác nhau, đôi khi rất khó phân biệt độ thô của chúng. Do vậy người ta dùng ký hiệu qui ước để biểu thị kết cấu của chỉ để phân biệt giữa các loại chỉ. Ta có 2 hệ thống quốc tế thường được dử dụng:

  • Hệ thống Denier.

Hệ thống Denier dùng chiều dài 9.000 m các sợi con có trong chỉ để biểu thị. Nếu cân trọng lượng của 9.000 m sợi này ta có thể biểu thị được công thức kết cấu của chỉ.

  • Hệ thống Text.

Tương tự hệ thống Text dùng chiều dài 1.000 m sợi con có trong chỉ để biểu thị. Nếu ta cũng cân trọng lượng của 1.000 m sợi này thì ta có thể biểu thị được công thức kết cấu của chỉ.

Thí dụ: Khi ta nhìn vào nhãn của một loại chỉ nào đó, ta thấy ký hiệu:

210 D/9hoặc210D/3 x 3 hoặc 210D/12 hay 210D/ 4 x 3.

Từ ký hiệu: 210D/9 hoặc 210D/12, ta thấy ký hiệu này có nghĩa là nếu ta cân 9.000 mét chiều dài của sợi con có trong chỉ đó ta sẽ có trọng lượng 210 gram. Còn số 9 hoặc số 12 ở đây có nghĩa là trong sợi chỉ mà ta đang xét có 9 hoặc 12 sợi con được se xoắn lại với nhau.

Từ ký hiệu: 210D/3x3 hoặc 210D/3 x 4 thì ký hiệu 3 x 3 hoặc 3 x 4 tương ứng có nghĩa rằng trong chỉ đó cũng bao gồm 9 sợi con nhưng được diễn tả cụ thể hơn, nói lên chỉ này được se 2 lần (se kép) lần thứ nhất gồm 3 sợi con hoặc 4 sợi con se lại thành chỉ se đơn, sau đó 3 chỉ se đơn cùng chiều xoắn được xếp song song nhau để se thêm lần nữa mà thành chỉ se kép.

Chú ý:

Bởi qua nhiều lần se xoắn nên cường độ đứt tương đối của chỉ se kép (hoặc se 3 lần) sẽ tăng lên, nhưng cường độ đứt tuyệt đối (nghĩa là tổng các cường độ đứt của các thành phần sợi có trong chỉ) sẽ không bằng tổng các cường độ đứt của từng sợi chỉ thẳng ban đầu, do đã làm thay đổi kết cấu của xơ, sợi trong quá trình se xoắn.

Để có thể hình dung ra quá trình chế tạo nên sợi, chỉ và thừng ta có thể thấy qua sơ đồ sau (H 1.1).

Sợi Chỉ Thừng
Xơ dàihoặcxơ ngắn(xếp //, đấu chắp, se xoắn) Sợi nguyênhoặcSợi thô(xếp //, se xoắn) Chỉ se đơn,Chỉ se kép,Chỉ se 3 lần(Se ngược chiều xoắn) Thừng se đơn,Thừng se kép
H 1.1 - Sơ đồ chế tạo sợi, chỉ và thừng
  1. Thừng

Thừng cũng là nguyên vật liệu hoặc là công cụ chủ yếu trong các hoạt động nghề cá và trong các ngành khác. Thừng thường được dùng trong các công việc cần sức chịu lực lớn, chẳng hạn dùng làm dây giềng lực hoặc dây cáp kéo trong quá trình chế tạo nên các vàng lưới. Hoặc dùng để liên kết giữa tàu với neo (dây neo) hay dùng để cố định tàu (dây cột tàu),...

Trong quá trình gia công chế tạo, thừng được tạo thành bằng cách chấp nối, xếp song song nhau với số lượng lớn các xơ hoặc sợi rồi qua một hoặc hai lần se xoắn mà thành. Do vậy cũng giống như chỉ, thừng cũng còn được phân biệt thành thừng se đơn và thừng se kép hiếm khi có thừng se ba lần. Các tính chất vật lý, hoá học của thừng cũng tương tự như của xơ, sợi và chỉ lưới.

* Phân loại thừng

Tương tự, người ta cũng có thể phân loại thừng theo nguyên liệu hoặc theo cấu tạo (B 1.3).

.Bảng 1.3 - Phân loại thừng theo nguyên liệu và theo cấu tạo
Theo nguyên liệu Theo cấu tạo
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Thừng thực vậtFIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Thừng tổng hợp FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Thừng se đơn: các xơ được tập họp với số lượng lớn hoặc các chỉ có cùng chiều xoắn được xếp song song nhau và qua một lần se xoắn mà thành.Ký hiệu: Z hoặc SFIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Thừng se kép: gồm các thừng se đơn cùng chiều xoắn được xếp song song nhau và qua se xoắn thêm một lần với chiều ngược chiều se đơn mà thành.Ký hiệu: Z/S hoặc S/Z

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask