<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
1.5.2 Yêu cầu về chất
Thông thường sự dinh dưỡng giàu đạm kích thích sự phát triển dinh dưỡng trong khi sự dinh dưỡng giàu carbon kích thích sự ra hoa. Do đó, cần một tỉ lệ C/N thích hợp cho sự ra hoa:
1.6 Các kiểu ra hoa
Vị trí ra hoa trên cây có liên quan đến sự sinh trưởng và có ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp canh tác của cây. Đối với ra hoa ở chồi tận cùng như cây xòai, nhãn, vải,.. cây sẽ không sản xuất chồi sinh trưởng khi đang ra hoa hay mang trái.
Bảng 1.1 Vị trí ra hoa trên một số lọai cây (Cull, 1991)
Cây không phân nhánh | Cây phân nhánh |
1. Ra hoa ở chồi tận cùng | 1. Ra hoa ở chồi tận cùng |
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Chuối | FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Bơ, xòai |
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Khóm | FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Nhãn, vải, chôm chôm |
2. Ra hoa ở nách lá | 2. Ra hoa ở nách lá |
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Đu đủ | FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Trên cành đang phát triển: Cây có múi, ổi |
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Dừa | FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Trên cành 1 năm tuổi: cà phê |
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Trên cành 1, 2 năm tuổi hay cành già: Khế | |
3. Ra hoa trên thân: Ca cao, mít, sầu riêng |
1.7 Phương pháp nghiên cứu
1.7.1 Chọn đối tượng nghiên cứu
Rõ ràng không có một loại vật liệu lý tưởng cho việc nghiên cứu sự ra hoa bởi vì yêu cầu của thí nghiệm nầy thường mâu thuẩn với yêu cầu của các thí nghiệm khác. Tuy vậy những vật liệu đặc biệt thì chắc chắn thích hợp cho những nghiên cứu chuyên sâu. Sự chọn lựa vật liệu nghiên cứu thích hợp cho nhà nghiên cứu thường được quyết định sau khi có những phân tích cẩn thận tất cả các khía cạnh của vấn đề đặt ra. Đây là bước đầu tiên của công tác nghiên cứu, nó phải được đánh giá đúng mức.
Loài cây ra hoa hay phát hoa ở tận cùng rất thích hợp để nghiên cứu sự gợi ra hoa vì sự chuyển đổi hoàn toàn của cây nầy có thể phát hiện ra trong cây và trong cùng mô phân sinh. Cây có lá xếp thành hình chữ thập hoặc thành hai dãy sẽ thích hợp cho việc nghiên cứu đòi hỏi sự định hướng chính xác dưới kính hiển vi.
Cây Sinapis có dấu hiệu gợi phát hoa 6 giờ sau khi được cảm ứng quang kỳ trong 18 giờ. Như vậy, loại cây nầy có chu kỳ cảm ứng ngắn, mau cho kết quả thí nghiệm.
1.7.2 Cách thu thập số liệu
Mỗi thứ (variety) có một phương pháp dùng để đo lường sự khởi phát hoa. Một phương pháp lý tưởng phải đánh giá được cả chỉ tiêu định tính và định lượng của quá trình phát triển nhưng mục tiêu nầy thường rất khó đạt được. Do đó, khi nào có thể được thì nên dùng nhiều phương pháp để nghiên cứu cho một loài.
Kỹ thuật đo lường thích hợp nhất được chọn tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu, độ chính xác, số cây sẵn có,.. Bất cứ phương pháp nào được chọn phải loại trừ khả năng có những sai số. Nhiều kỹ thuật được sử dụng kể cả hệ thống thời kỳ ra hoa dựa trên sự đo lường của tỉ lệ ra hoa hay sự sinh trưởng và sự phát triển của phát hoa. Nhằm mục đích giảm ảnh hưởng tiếp theo của quá trình khởi phát hoa nên quan sát dưới kính hiển vi trong khoãng thời gian ngắn nhất. Khi xác định đốt ra hoa đầu tiên, nên giới hạn những phương pháp ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh trưởng. Một nguy hiểm khác cũng thường gặp phải là phương pháp đo lường đặc điểm hình thái như độ phồng của mô phân sinh (meristem swell), là những bộ phận tổng hợp của quá trình khởi phát hoa nhưng có thể cũng xuất hiện trong sự vắng mặt hoàn toàn của sự sản xuất hoa.
Bởi vì kỹ thuật đo lường được dựa trên sự hình thành của mầm hoa nên phải nhấn mạnh rằng chúng ta không có một trắc nghiệm độc lập của sự kích thích lá.
1.1 Mục tiêu của môn học1
1.2 Một số khái niệm về sinh học sự phát triển1
1.2.1 Đủ khả năng ra hoa (Competence)1
1.2.2 Cảm ứng (Induction)1
1.2.3 Sự quyết định (Determination)2
1.3 Sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản2
1.3.1 Sự thay đổi về hình thái giải phẩu của chồi ngọn2
1.3.2 Sự thay đổi về kiểu sắp xếp lá (Change in Phyllotaxis)3
1.3.3 Sự thay đổi về mặt sinh hóa của mô phân sinh3
1.4 Sinh học của sự ra hoa10
1.4.1 Sự khởi phát hoa (initiation)10
1.4.2 Sự phát triển của khối nguyên thủy thành nụ11
1.4.3 Sự nở hoa11
1.5 Yêu cầu dinh dưỡng của sự ra hoa12
1.5.1 Yêu cầu về lượng12
1.5.2 Yêu cầu về chất12
1.6 Các kiểu ra hoa 12
1.7 Phương pháp nghiên cứu13
1.7.1 Chọn đối tượng nghiên cứu13
1.7.2 Cách thu thập số liệu13
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?