<< Chapter < Page Chapter >> Page >

1.4.1 Sự khởi phát hoa (initiation)

Khi mà một hay những tế bào bắt đầu phân cắt để cho ra tế bào làm ra hoa sau nầy ta có sự khởi phát hoa. Sự khởi của phát hoa được bộc lộ bằng:

  1. Sự ngưng hoạt động của vòng phân sinh của Plantefol và Buvat.
  2. Sự hoạt động của phân sinh mô sinh dục.

(*) Tế bào phân sinh mô nầy, lúc xưa hơi chuyên hóa (thấu nguyên sinh chất của màng acid, thủy thể to) nay trở lại tế bào phôi (Buvat, 1956).

(*) ADN trong phân sinh mô gia tăng.

(*) Tế bào chất chứa nhiều histon.

(*) Chỉ số phân cắt tăng trở lại.

Cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh dục khi có điều kiện như chu kỳ ánh sáng thích hợp thì “sự phát triển của cây đã biến đổi”.

1.4.2 Sự phát triển của khối nguyên thủy thành nụ

- Các khối nguyên thể bắt đầu nhô lên, ta có các phát thể.

- Sự hình thể sinh của hoa khác với sự hình thể sinh của thân ở các điểm sau:

(*). Trên thân, các lá tuần tự thì phát sinh trong khi các phần của hoa thì xuất hiện từng loạt (loạt cánh, một hay nhiều loạt tiểu nhụy).

(*). Plantefol và Bauvat cho rằng sự hoạt động cuối cùng của 2 vòng phân sinh sẽ cho các lá non và các lá đài.

(*). Phân sinh mô sinh dục tạo ra hoa bắt đầu từ các cành hoa vào trong.

1.4.3 Sự nở hoa

Phát thể của hoa khi đã hoàn thành, có thể trở vào trong trạng thái nghỉ trong một thời gian.

Thí dụ: Hoa cà phê sau khi hình thành phải có một lượng mưa tối thiểu 3-10 mm hoặc ẩm độ trong đất tăng thì hoa sẽ nở sau 7 ngày.

Giai đoạn nghỉ nầy do nhiều nguyên nhân gây ra như sau:

- Trời khô hạn

- Nhiệt độ thấp

Sự nở hoa gồm có hai giai đoạn: sự tăng trưởng và sự nở hoa thật sự.

* Sự tăng trưởng (elongation)

Khi phát hoa tới giai đoạn nghỉ nói trên thì nó gia tăng bề dài của nó rất mau. Phát hoa trồi ra khỏi thân, cọng hoa dài ra.

Thí dụ:- Đòng đòng hoa trở thành phát hoa

- Bắp chuối ló ra ngoài

Sự gia tăng nầy do GA và người ta có thể làm cho cây dài ra bằng chất nầy.

* Sự nở hoa thật sự (anthesis)

Đây là giai đoạn chót. Đài và cánh xòe ra, các chỉ của tiểu nhụy dày hay ngay ra. Nguyên nhân do áp suất trương của các tế bào của đài và vành tăng lên vì hoa bỗng hấp thu nước mau lẹ.

  • Ở gié hoa hòa bản, dĩnh và trấu không nở được, song nhờ tiểu dĩnh (lodicule) phù to ra, nông trấu và dĩnh nên gié hoa mở ra.
  • Khi hoa nở, thực vật phung phí năng lực. Sự biến dưỡng đường bột và hô hấp tăng nhiều làm nhiệt độ của hoa tăng hơn môi trường, có khi nhiều độ.
  • Thời gian hoa nở tùy loài:

+ Sáng sớm (nhãn, xoài)

+ Sầu riêng (17 - 21 giờ )

+ Thanh long (11 - 22 giờ)

+ Quỳnh hoa (Phyllocactus) giữa đêm.

Ở vùng nhiệt đới, hầu hết các cây đều mang lá khi trổ hoa (ngoại trừ một số ít cây ra hoa nhưng chưa ra lá như cây phượng). Trong khi ở vùng ôn đới, cây đơm hoa trước vào mùa xuân, lá xuất hiện sau. Cây ra hoa một lần rồi chết gọi là cây đơn kỳ hoa như cây lúa, cây vạn thọ. Nhiều cây đơn kỳ hoa thường cần nhiều năm mới đến tuổi phát hoa. Nhưng khi cây đơm hoa rồi thì cây chết. Cây có khả năng ra hoa nhiều lần gọi là cây đa kỳ hoa như xoài, nhãn.

1.5 Yêu cầu dinh dưỡng của sự ra hoa

1.5.1 Yêu cầu về lượng

Do sự cạnh tranh giữa hai quá trình tăng trưởng và phát triển cơ quan sinh sản, có hai giới hạn:

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask